Hồi cấp ba, tôi theo học khối tự nhiên, chuyên Toán. Mà nhắc đến Toán, đa phần mọi người đều sẽ cho rằng đó là những người khô khan và đầy tính logic.
Quả thật, tôi cũng từng là một đứa quá logic và rập khuôn. Nhiều khi một vấn đề không đầy đủ căn cứ rõ ràng như trong sách đưa ra, tôi đều phản biện lại và cho rằng nó không đúng.
Nếu so sánh tôi dạo ấy, mọi người sẽ thấy giống nhân vật "Kẻ im lặng" trong bộ phim "Ba chàng ngốc". Đó là chàng trai chỉ biết làm theo sách, giống sách và phát lại chẳng khác gì sách.
Như một cái duyên, khi hết học kỳ một của năm nhất, tôi ghét cách diễn đạt đầy tính học thuật nhàm chán trên giảng đường. Đó là cách dạy nặng tính nghiên cứu và ngôn ngữ phức tạp, khó hiểu của một số giảng viên mà tôi từng được học. Một số thôi, bởi cũng có giảng viên dạy cuốn hút như đang kể chuyện vậy. Ngôn từ đơn giản, gần gũi với cuộc sống nhưng lồng ghép trong đó là nội dung chính của bài học. Nhờ đó mà tôi được tiếp cận với viết lách.
Viết lách mang lại cho tôi nhiều điều về tư duy ngôn ngữ. Thay đổi cách diễn đạt vấn đề cũng như tư duy của bản thân. Từ một người mang trong mình đầy tính logic, giờ tôi nhạy cảm hơn với ngôn ngữ.
Mỗi khi muốn truyền tải một thông điệp gì đó, tôi rất dễ hình dung và tìm ra từ mình cần dùng. Hoặc để diễn đạt một khái niệm phức tạp, tôi cũng không bị mất nhiều thời gian để tìm ra cách thể hiện nó bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
Có nhiều em sinh viên hỏi tôi rằng: "Anh ơi! Làm sao anh có thể viết được nhiều vậy? Làm cách nào để tăng khả năng viết? Chỉ em phương pháp nào để rèn khả năng viết lách của mình với". Tôi chỉ trả lời đơn giản: "Viết đi, viết nhiều vào thì em sẽ tốt thôi".
Tôi không xem khả năng viết lách của bản thân là một món quà mà coi đó như thành quả lao động. Đằng sau mỗi bài viết, tôi phải đọc đi đọc lại không dưới chục lần để soát lỗi chính tả, cách dùng từ và dấu câu của mình. Có lẽ chẳng ai muốn biết điều đó, bởi nào ai muốn biết hoa hồng sạch sẽ, đẹp đẽ lại lớn nhanh nhờ phân trâu. Họ chỉ muốn ngắm hoa hồng đỏ tươi mà thôi.
May mắn chỉ là một phần nhỏ trong thành quả đạt được. |
Mọi thứ đều có sự đánh đổi. Không phải ai cũng may mắn được cuộc sống ưu ái tặng quà. Tất cả đều qua quá trình rèn luyện của bản thân. May mắn chỉ là một phần nhỏ trong thành quả đạt được, giống như sự cho đi và nhận lại vậy. Cho càng nhiều thì ta nhận lại càng nhiều. Tất cả đều có sự công bằng.
Tôi thích câu nói: "Nếu không có những thứ hoàn hảo, hãy làm hoàn hảo những thứ mình có". Tiếng Anh không thể được hoàn hảo, ta vẫn có thể làm hoàn hảo tiếng Việt của mình, để biến nó trở thành điểm mạnh của bản thân. Vậy cũng là một lợi thế rồi còn gì.
>> Xem thêm: Tôi đã sống sót giữa Sài Gòn bằng nửa đôla như thế nào?
'May mắn chỉ dành cho người tích cực và biết nắm bắt cơ hội' |
Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống tại đây.