Khi đến ngã tư gặp phát tờ rơi, có nên lấy không?
Trước đây tôi nhận, có lẽ vì đã từng làm công việc này nên tôi đồng cảm và hiểu rõ hơn.
Thế nhưng, sau này tôi đã thay đổi, cự tuyệt không nhận bất cứ tờ rơi nào, bởi vì:
Thứ nhất, nếu bạn nhận mà không dùng tức bạn đã giúp người phát, nhưng vô tình lại gây thiệt hại chi phí cho chủ doanh nghiệp, tôi từng làm chủ nên hiểu điều này.
Thứ hai, nếu chúng ta nhận rồi lại đem vứt vào sọt rác, đó cũng là một phần gây lãng phí tài nguyên (giấy, mực in, nhân công thực hiện...).
Thứ ba, quan trọng nhất là chúng ta giúp người phát, nhưng do dân trí giới hạn nên tình trạng vứt rác xuống đường đang rất báo động. Điều này lại gây vất vả cho người lao công quét đường.
Dù lỗi không phải trực tiếp do chủ doanh nghiệp và người phát nhưng chính họ là nguồn cung cho tình trạng rác bừa bộn này. Tại sao khi phát hết họ không hỗ trợ hốt đi phần rác đó, mà lại làm ảnh hưởng đến người khác, cụ thể là các công nhân vệ sinh.
(Xem thêm: Chị lao công chửi những người ném tờ rơi bừa bãi )
Những người phát tờ rơi và chủ doanh nghiệp có khi nào ở lại và chứng kiến sự vất vả của người thu dọn "chiến trường" cho mình? Có khi nào hỏi thăm xem thu nhập của họ khi làm việc này, hỏi thăm xem thời gian phải làm việc mỗi ngày của họ? Do đó tôi phản đối cách làm này.
Dù bạn làm bất cứ nghề nghiệp nào, nếu nó gây bất lợi hay khó khăn cho người khác (ngoại trừ trường hợp là đối thủ cùng cạnh tranh lành mạnh) thì đó đều không thể chấp nhận. Hãy chọn việc kinh doanh lương thiện, giúp ích cho xã hội, đó mới là con đường làm giàu đáng hoan nghênh và bền vững.
>> Xem thêm: Mưu sinh trên núi rác
Tết cổ truyền và vấn nạn xả rác
Nơi nào càng treo nhiều băng rôn, biểu ngữ thì nơi đó lại tập trung rác nhiều hơn những nơi khác. |
Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống, xã hội tại đây.