Giải pháp giúp học sinh hạn chế lạm dụng điện thoại thông minh sau đại dịch Covid-19 ở trường THCS Búng Lao

Giải pháp giúp học sinh hạn chế lạm dụng điện thoại thông minh sau đại dịch Covid-19 ở trường THCS Búng Lao

Cá nhân: Búng Lao Búng Lao

LĨNH VỰC NôNG NGHIệP

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Sau gần một năm học online vì dịch Covid-19 thì gần như học sinh đã tạo một thói quen sinh hoạt lúc nào cũng phải sử dụng điện thoại thông minh kết nối internet. Sử dụng điện thoại đúng cách mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng có rất nhiều học sinh lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập. Những chiếc điện thoại thông minh được sản xuất nhằm phục vụ những mục đích thiết thực nhưng hiện nay một bộ phận học sinh lại sử dụng điện thoại chưa đúng cách với những mục đích chưa tốt gây sao nhãng, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự lệch lạc trong nhận thức, nhân cách.

Tính năng cơ bản:

Đối tượng học sinh ở độ tuổi THCS được phép sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh có kết nối mạng là quá sớm do các em chưa đủ lớn, chưa đủ kiến thức để kiểm soát được bản thân trước những cám dỗ từ các trang mạng xã hội, các trò game tiêu khiển. Những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lí, đặc biệt là việc học tập và sự phát triển thể chất. Áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng trên: + Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các bạn học sinh, các bậc phụ huynh (chính các em sẽ là những tuyên truyền viên). + Biện pháp nhằm hướng các bạn vào nội dung hữu ích trên điện thoại thông minh và các trang mạng phục vụ cho việc học tập. + Đề xuất một số trò chơi giúp thư giãn trong giờ ra chơi và các buổi chiều không tham gia hoạt động giáo dục. Khuyến khích các bạn tham gia các môn thể thao, văn hóa, văn nghệ để tham gia các hội thi do trường tổ chức. + Sử dụng “hòm điện thoại” để các bạn học sinh bảo quản điện thoại khi tham gia các hoạt động giáo dục: giờ học trên lớp hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại trong các giờ học. + Xây dựng nội quy lớp học, các em sẽ là người theo dõi việc thực hiện của bạn trong lớp mình kịp thời báo cáo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để kịp thời phát hiện và uốn nắn những trường hợp học sinh có dấu hiệu lạm dụng điện thoại thông minh.

Xuất xứ sản phẩm:

Nhóm Giáo Viên

Mô tả cơ bản:

Theo kết quả khảo sát việc sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh của học sinh tại trường THCS Búng Lao sau dịch covid-19 tại tất cả các khối lớp từ 6 đến 9  là 508 học sinh như sau:

Thông tin khảo sát

Số lượng HS được

khảo sát

Tỉ lệ (%)

Có sử dụng ĐTTM

306

60,2%

Có sử dụng Sim 4G

285

93,1%

Bắt wifi

102

33,3%

Chơi điện tử

195

63,7%

Chỉ nghe gọi, nhắn tin thông thường

231

75,5%

Vào mạng xã hội: face book, zalo, TikTok, Bigo, Instagram…

259

84,6%

Phục vụ việc học

Chức năng khác

93

30,4%

 

Từ kết quả quan sát và kênh thông tin từ thực thực tế quan sát việc sử dụng điện thoại của học sinh rất đáng lo ngại:

  • Số lượng học sinh sử dụng điện thoại thông minh nhiều, sử dụng Sim mạng 4G khó khăn cho quản lí thời gian sử dụng và kiểm soát nội dung các trang mạng, kênh you ..
  • Sử dụng các trang mạng xã hội (facebook, zalo, TikTok, Bigo, Instagram…), đăng ảnh, bình luận... sống ảo
  • Chơi các trò trơi điện tử (game) ban đầu học sinh nhen nhóm tập chơi sau đó nghiện điện tử ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt. Ảnh hưởng đến thể chất, tâm sinh lí ảnh hưởng đến việc học tập.
  • Số lượng học sinh sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ cho việc học còn hạn chế, mà việc dùng điện thoại thông minh vào việc gian lận trong kiểm tra thi cử có dấu hiệu tăng.

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

Một là: Thực hiện tuyên truyền và vận động.
Sự tăng cường phối hợp tuyên truyền vận động giữa các cơ quan đoàn thể: Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường cùng vào cuộc sẽ là chìa khóa cho chúng ta thực hiện tốt nhất để góp phần giáo dục thái độ, đạo đức học sinh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các bạn về tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh trong trường học.
Từ nội dung tìm hiểu tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh ở lứa tuổi THCS, ảnh hưởng tới học tập, sức khỏe, tâm lí lứa tuổi. Chúng tôi thành lập nhóm học sinh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức ảnh hưởng đến học tập và thể chất và sự phát triển tâm lí. Đối tượng tuyên truyền các em học sinh trong lớp, trong trường đặc biệt là các bậc phụ huynh để cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh và chính các em học sinh tuyên truyền là hiệu quả nhất.
Điều cần chú ý trong công tác tuyên truyền tư vấn cho phụ huynh học sinh chỉ nên mua cho các bạn học sinh điện thoại di động có chức năng nghe gọi thông thông thường để liên lạc. Nếu phụ huynh có điều kiện mua cho con, em mình điện thoại thông minh thì phải cam kết kiểm soát được việc sử dụng điện thoại của con em mình quy định thời gian sử dụng để không ảnh hưởng đến việc học.
Hai là: Tăng cường các trò chơi vận động, hoạt động trải nghiệm.
Sưu tầm và giới thiệu các trò chơi giúp phát triển tư duy, có tác dụng giải trí trong giờ ra chơi, như: chơi nhảy dây, đá cầu, chơi cờ tướng, cờ vua, cờ caro, ... các trò chơi dân gian như ném Còn, đi Cà kheo của dân tộc Thái…
Ba là: Xây dựng nội quy lớp học.
Đề xuất các lớp xây dựng nội quy của lớp chính các bạn học sinh sẽ theo dõi, khuyên bảo nhau cùng học tập hạn chế sử dụng điện thoại để chơi game hay tham gia các trang mạng xã hội mà tăng cường giao tiếp nhiều hơn giữa các bạn học sinh để tăng tình đoàn kết trong tập thể lớp.
Bốn là: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các cuộc thi kiến về học tập trên điện thoại thông minh.
- Hướng các em học sinh vào những tác dụng hữu ích của điện thoại bằng cách vào các trang web có các cuộc thi như Đường lên đỉnh olympia, Rung chuông vàng…. những trang mạng có nội dung chính thống phục vụ cho việc học tập.
Năm là: Mô hình “Hòm điện thoại” của lớp.
- Đầu giờ học các bạn để điện thoại ở chế độ im lặng tự nguyện để vào hòm và khoá lại, nếu trong tiết cần đến điện thoại thông minh để hỗ trợ học tập thì giáo viên bộ môn sẽ bảo các em lấy ra để sử dụng dưới kiểm soát của giáo viên bộ môn, hết buổi học sẽ cho lấy lại điện thoại của mình.
Sáu là: Tạo thói quen không dùng điện thoại thông minh.
- Nên nói không với điện thoại thông minh: như khi ăn uống, lái xe, khi đang làm việc, lao động, học tập….hay trong các trường hợp nhảy cảm.
Bảy là: Tham gia vào các hoạt động xã hội:
- Như tăng cường tiếp xúc bạn bè, người thân, cộng đồng, ….Thay vì ôm khư khư điện thoại, nên tương tác trực tiếp sẽ giúp con người giảm sự lệ thuộc vào thiết bị truyền thông, tăng sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Đối với những em học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, gia đình phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại thông minh của con em mình.
- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em mình…
- Nhà trường: Siết chặt hơn trong việc quản lí việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh, phải xây dựng nội quy trường học có quy định cụ thể về việc sử dụng điện thoại thông minh, cũng như thời gian cụ thể sử dụng điện thoại thông minh phục vụ cho việc học tập có hiệu quả nhất.

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:

Số người tham gia làm: 7

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 1 năm

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Giáo dục

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

IV. Tính mới, tính sáng tạo: 1. Tính mới: Sử dụng các ưu điểm của điện thoại thông minh giúp học sinh khai thác được kiến thức phục vụ tốt cho việc học tập. 2. Tính sáng tạo: Sử dụng các ưu điểm của điện thoại thông minh giúp học sinh khai thác được kiến thức phục vụ tốt cho việc học tập… giải quyết bài toán về hạn chế thời gian của học sinh Trường THCS Búng Lao trong việc bổ sung kĩ năng sống. V. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 1. Thiết kế nghiên cứu a) Thiết kế nghiên cứu Để thực hiện được dự án này, đầu tiên chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát, lấy thông tin từ các em học sinh về việc sử dụng điện thoại thông minh và tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh. b) Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS Búng Lao. - Thời gian nghiên cứu: năm học 2022 – 2023. Hình 3: Sơ đồ quy trình thực hiện dự án

Tính ứng dụng:

Tìm hiểu về hậu quả của việc lạm dụng điện thoại thông minh ở học sinh: - Sử dụng điện thoại trong giờ học: học sinh mất tập trung vào bài học hệ lụy không hiểu bài, hổng kiến thức, đặc biệt có một số bạn sử dụng trong các giờ kiểm tra tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại… - Học sinh sử dụng điện thoại với Sim mạng 4G ở tại gia đình hay nội trú các bạn truy cập các trang mạng có các nội dung không được kiểm soát như việc lợi dụng các chức năng hỗ trợ của điện thoại thông minh để lưu trữ, sử dụng các loại game “độc hại”, các loại phim ảnh “đen” cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của phụ huynh, thầy cô giáo… ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các bạn. Với các bạn học sinh là nam giới chủ yếu là chơi các trò game, xem phim hành động các bạn nữ chụp ảnh đăng bài các trang mạng xã hội face book, tiktok, Bigo, Instagram… - Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật. Theo tìm hiểu của chúng tôi trên trang web:“https://medayroi.com”về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều đối với học sinh THCS như sau: - Nguy cơ mắc ung thư não Sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, nguy cơ mắc ung thư não cao gấp 4-5 lần so với người ít sử dụng điện thoại thông minh. - Thị lực kém, mắc các bệnh về mắt (mờ mắt, mỏi mắt, cận thị, loạn thị) Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ bị cận thị. - Chậm phát triển, kém thông minh, hạn chế khả năng giao tiếp. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ “ngốc” dần theo năm tháng. - Lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ đau cổ. - Tăng khả năng mắc bệnh tâm thần. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ không kiểm soát mình. - Thoái hóa tình cảm gia đình. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ không ngoan nữa. - Giảm sút khả năng học tập. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ học “dở” - Gây mất ngủ. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ thành “cú đêm” - Béo phì. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ “bự chảng” - Giảm trí nhớ, khó tập trung. Sử dụng điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ “lơ mơ” “làm trước quên sau”. Theo trích dẫn “https://medayroi.com” Như vậy hậu quả (tác hại) của việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều đối với học sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm, sinh lí mà còn ảnh hưởng đến thể chất của học sinh vì các em sống trong thế giới ảo.

Tính hiệu quả:

II. Giải pháp giúp học sinh hạn chế lạm dụng điện thoại thông minh sau đại dịch covid19 ở trường THCS Búng Lao. Một là: Thực hiện tuyên truyền và vận động. Sự tăng cường phối hợp tuyên truyền vận động giữa các cơ quan đoàn thể: Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường cùng vào cuộc sẽ là chìa khóa cho chúng ta thực hiện tốt nhất để góp phần giáo dục thái độ, đạo đức học sinh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các bạn về tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh trong trường học. Từ nội dung tìm hiểu tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh ở lứa tuổi THCS, ảnh hưởng tới học tập, sức khỏe, tâm lí lứa tuổi. Chúng tôi thành lập nhóm học sinh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức ảnh hưởng đến học tập và thể chất và sự phát triển tâm lí. Đối tượng tuyên truyền các em học sinh trong lớp, trong trường đặc biệt là các bậc phụ huynh để cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh và chính các em học sinh tuyên truyền là hiệu quả nhất. Điều cần chú ý trong công tác tuyên truyền tư vấn cho phụ huynh học sinh chỉ nên mua cho các bạn học sinh điện thoại di động có chức năng nghe gọi thông thông thường để liên lạc. Nếu phụ huynh có điều kiện mua cho con, em mình điện thoại thông minh thì phải cam kết kiểm soát được việc sử dụng điện thoại của con em mình quy định thời gian sử dụng để không ảnh hưởng đến việc học. Hình ảnh 4: Tuyên truyền về lạm dụng điện thoại thông sau đại dịch Covid-19 đến các bạn lớp 7A2. Hình ảnh 5: Thầy tổng phụ trách Đội tuyên truyền về lạm dụng điện thoại thông minh sau đại dịch Covid-19 đến các em học sinh trong toàn trường. Hình ảnh 6: Em học sinh tuyên truyền về lạm dụng điện thoại thông minh sau đại dịch Covid19 đến các bạn toàn trường trong tiết chào cờ tại trường THCS Búng Lao. Hai là: Tăng cường các trò chơi vận động, hoạt động trải nghiệm. Sưu tầm và giới thiệu các trò chơi giúp phát triển tư duy, có tác dụng giải trí trong giờ ra chơi, như: chơi nhảy dây, đá cầu, chơi cờ tướng, cờ vua, cờ caro, ... các trò chơi dân gian như ném Còn, đi Cà kheo của dân tộc Thái… Hình ảnh 7: Nhà trường thường xuyên tổ chức các giải bóng đá cho học sinh. Hình ảnh 8: Các em học sinh tham gia chơi kéo co tại sân trường. Hình ảnh 9: Các em học sinh tham gia chơi cờ vua ở trường. Hình ảnh 10: Hậu quả của việc sử dụng ĐTTM quá nhều dẫn đến cận thị nặng. Hình ảnh 11: Hậu quả của việc sử dụng điện thoại quá nhều dẫn đến không tập trung học. Ba là: Xây dựng nội quy lớp học. Đề xuất các lớp xây dựng nội quy của lớp chính các bạn học sinh sẽ theo dõi, khuyên bảo nhau cùng học tập hạn chế sử dụng điện thoại để chơi game hay tham gia các trang mạng xã hội mà tăng cường giao tiếp nhiều hơn giữa các bạn học sinh để tăng tình đoàn kết trong tập thể lớp. Hình ảnh 12: Các em học sinh tham gia chơi cờ trong giờ ra chơi. Bốn là: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các cuộc thi kiến về học tập trên điện thoại thông minh. - Hướng các em học sinh vào những tác dụng hữu ích của điện thoại bằng cách vào các trang web có các cuộc thi như Đường lên đỉnh olympia, Rung chuông vàng…. những trang mạng có nội dung chính thống phục vụ cho việc học tập. Năm là: Mô hình “Hòm điện thoại” của lớp. - Đầu giờ học các bạn để điện thoại ở chế độ im lặng tự nguyện để vào hòm và khoá lại, nếu trong tiết cần đến điện thoại thông minh để hỗ trợ học tập thì giáo viên bộ môn sẽ bảo các em lấy ra để sử dụng dưới kiểm soát của giáo viên bộ môn, hết buổi học sẽ cho lấy lại điện thoại của mình. Hình ảnh 13: Mô hình “Tủ đựng điện thoại” của lớp Sáu là: Tạo thói quen không dùng điện thoại thông minh. - Nên nói không với điện thoại thông minh: như khi ăn uống, lái xe, khi đang làm việc, lao động, học tập….hay trong các trường hợp nhảy cảm. Bảy là: Tham gia vào các hoạt động xã hội: - Như tăng cường tiếp xúc bạn bè, người thân, cộng đồng, ….Thay vì ôm khư khư điện thoại, nên tương tác trực tiếp sẽ giúp con người giảm sự lệ thuộc vào thiết bị truyền thông, tăng sức khỏe tinh thần và thể chất. - Đối với những em học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, gia đình phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại thông minh của con em mình. - Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em mình… - Nhà trường: Siết chặt hơn trong việc quản lí việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh, phải xây dựng nội quy trường học có quy định cụ thể về việc sử dụng điện thoại thông minh, cũng như thời gian cụ thể sử dụng điện thoại thông minh phục vụ cho việc học tập có hiệu quả nhất.

Tiềm năng phát triển:

Trong thời gian thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: Thông tin khảo sát Số lượng HS được khảo sát trước khi thực hiện dự án Tỉ lệ (%) Số lượng HS được khảo sát sau khi thực hiện dự án Tỉ lệ (%) Có sử dụng ĐTTM 306 60,2% 306 60,2% Có sử dụng Sim 4G 285 93,1% 273 89,2% Bắt wifi 102 33,3% 81 26,5% Chơi điện tử 195 63,7% 43 14,1% Chỉ nghe gọi, nhắn tin thông thường 231 75,5% 197 64,4% Vào mạng xã hội: face book, zalo, TikTok, Bigo, Instagram… 259 84,6% 39 12,7% Phục vụ việc học Chức năng khác 93 30,4% 203 66,3% Qua nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm trong gần 01 năm, chúng tôi đã hoàn thành được mục tiêu của dự án đề ra đó là: + Đưa ra được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh “nghiện” điện thoại. + Hầu hết các em biết được hậu quả khôn lường khi lạm dụng điện thoại thông minh. + Từ khi thực hiện dự án này tới nay hầu hết các em học sinh trong trường đều nhận thức được lợi ích của việc sử dụng thoại thông minh. cũng như hậu quả nếu như lạm dụng thoại thông minh. + Với biện pháp “hòm điện thoại” đã giúp quản lí được điện thoại của các em trong thời gian học trên lớp. + Để đạt hiệu quả cao cần có thời gian, cần có sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội. IV. Bài học nhận thức: Sau thời gian thực hiện dự án, học sinh đã rút ra được một số bài học nhận thức cho bản thân như sau: + Học sinh nhận thức được những ưu, nhược điểm mà điện thoại thông minh mang lại cho các bạn học sinh để sử dụng chúng một cách hiệu quả. + Biết kiểm soát việc sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả. + Sử dụng điện thoại đúng mục đích phục vụ cho việc học tập tìm kiếm thông tin và giải trí một cách có hiệu quả. + Khẳng định sử dụng điện thoại không phải là xấu nhưng lạm dụng điện thoại quá mức lại là điều không tốt. Vì thế, mọi người cần sử dụng điện thoại một cách phù hợp để thu được hiệu quả tốt nhất từ thiết bị thông minh này. Trên đây là toàn bộ nội dung thực hiện dự án của chúng tôi, trong quá trình tiến hành vẫn còn một số hạn chế, những thiếu sót về cả hình thức, nội dung trình bày, chúng tôi kính mong nhận được sự định hướng, góp ý từ các đồng chí trong Ban giám khảo để dự án (sản phẩm) của chúng tôi lan toả đến các em học sinh, được phong phú, mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống và góp một phần nhỏ trong việc bảo sức khỏe, sự phát triển tâm sinh lí của học trò trong các trường học.

Sản phẩm khác