Là một sinh viên kinh tế nhưng thời điểm ngày nay, khi ra đường mua các vật phẩm, tôi cũng đau đầu vì cái gì cũng đắt. Điều đó khiến tôi tự đặt ra câu hỏi nên dành dụm tiền như thế nào trong thời buổi kinh tế khó khăn, giá cả đắt đỏ? Qua kiến thức được học ở trường lớp và học chuyên ngành Kinh tế, tôi cho rằng điều quan trọng nhất là phải phân bổ ngân sách một cách hợp lý cho các khoản chi tiêu. Tôi làm như sau:
1. Sử dụng phương pháp sáu chiếc lọ để quản lý ngân sách:
Chiếc lọ thứ nhất: chi tiêu cần thiết (55%);
Chiếc lọ thứ hai: tiết kiệm dài hạn (10%);
Chiếc lọ thứ ba: quỹ giáo dục (10%);
Chiếc lọ thứ tư: hưởng thụ (10%)
Chiếc lọ thứ năm: tự do tài chính (10%);
Chiếc lọ thứ sáu: quỹ từ thiện (5%).
Với phương pháp này, thứ cần chú trọng nhất là việc cân đối thu - chi và cân nhắc kỹ các món đồ trước khi mua.
2. Ghi chép các khoản thu - chi:
Bằng cách này, tôi có thể biết được chi tiết các khoản chi nào thừa và lãng phí sau một tháng. Từ đó, tôi có thể giảm đi đáng kể các khoản chi vô ích và không thực sự cần thiết trong các tháng tiếp theo. Điều này giúp túi tiền của tôi được duy trì ổn định, chi tiêu đúng đắn hơn.
>> Kiếm 100 triệu đồng, gửi tiết kiệm ngay 50 triệu
3. Quy tắc 72 giờ:
Trước khi mua một món đồ nào đó, tôi luôn chờ sau khoảng 72 giờ (ba ngày) xem mình có còn thấy nó quan trọng và muốn mua nữa hay không? Quãng thời gian nghỉ đó cho tôi biết món đồ đó có thật sự cần thiết với mình hay không? Nếu sau đó, tôi thấy cũng không cần thiết lắm thì sẽ không mua nữa và nhờ đó tiết kiệm được một khoản chi tiêu lãng phí.
4. Đầu tư vào kiến thức:
Người ta thường nói chi tiêu cho kiến thức là khoản đầu tư lãi cho bạn về sau. Đầu tư tri thức cho bản thân là một việc luôn có lợi vì chẳng ai không học hành gì mà đòi giỏi được cả. Ngay đến việc đi làm kiếm tiền cũng chính là thành quả của tri thức mà chúng ta tích lũy suốt những năm tháng đi học.
Tóm lại, suy cho cùng , để đảm bảo thu - chi một cách hiệu quả, bên cạnh những phương pháp nêu trên, mỗi người đều nên tự trang bị một lượng kiến thức nhất định về tài chính, tiền bạc, để không sa đà vào việc chi tiền không cần thiết. Quá trình cân bằng chi tiêu đòi hỏi bạn phải đặc biệt có sự kỷ luật, sức chịu đựng.
Có người từng nói rằng: "Kiếm tiền không quan trọng bằng cách giữ tiền". Vvà giữ tiền sao cho đúng là do phương pháp của mọi người. Có người ưu tiên chú trọng giai đoạn đó nên chi tiêu nhiều hay ít khác nhau. Chúc bạn có sự lựa chọn thông minh cho túi tiền của mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- Tại sao nhiều người lớn phê phán người trẻ chi tiền vô nghĩa?
- 'Người 40 tuổi tiết kiệm từng đồng, nhiều Gen Z vay tiền chi tiêu tới bến'
- 13 năm sống 'gói ghém' ở Hà Nội và TP HCM
- 'Nợ ngập đầu vì chi tiêu thiếu kiểm soát với bốn thẻ tín dụng'
- 'Trẻ gap year chữa lành tốt hơn già đổ tiền chữa bệnh'
- Gen Z không muốn 'khổ trước sướng sau' như thời cha mẹ