Sai lầm lớn nhất của tôi là trước đây không thi vào Sư phạm. Nếu không, có lẽ giờ tôi cũng làm thầy người ta. Thu nhập của giáo viên có thể không giúp cuộc sống của tôi sung sướng như đại gia, nhưng ít nhất cũng không thiếu thốn thứ gì.
Ngày trước, tôi cũng gian truân luyện thi các kiểu, cạnh tranh rất khốc liệt mới vào được đại học. Rồi tôi cũng phải bỏ ra hơn bốn năm cày ải trên giảng đường, nợ môn, phải trả nợ tới sáu năm mới có tấm bằng cử nhân đại học. Thế nhưng, ra trường chạy đôn chạy đáo tôi vẫn vất vả lắm cũng không xin được việc đúng chuyên môn.
Cuối cùng, để có tiền mưu sinh, tôi phải chấp nhận làm đủ thứ nghề, từ bảo vệ, xe ôm, tiếp thị, phục vụ... Tới mấy năm sau tôi mới xin được một chân làm nhân viên văn phòng, lương ba cọc ba đồng. Giờ đây, sau hơn 20 năm đi làm, cuộc sống của tôi cũng đỡ khó hơn nhiểu, nhưng về sự nghiệp thì tôi vẫn chỉ làm nhân viên cao cấp hơn một chút mà thôi.
>> Ám ảnh giáo viên dạy thêm thu nhập 40 triệu
Lúc xưa, rất ít sĩ tử thời tôi chọn theo ngành Sư phạm. Những ai theo ngành này chủ yếu là vì các lý do: Gia đình thiếu điều kiện đi học các ngành khác (học Sư phạm được miễn học phí mà còn được phụ cấp tiền, ra trường có việc làm ngay); ngành Sư phạm lấy điểm thấp, dễ thi đỗ; một số người có truyền thống gia đình làm giáo viên nên tiếp tục nối nghiệp.
Còn ngày nay, ngành Sư phạm đã trở nên rất hot, vì có chính sách đãi ngộ rất tốt, đã vậy giáo viên còn được nghỉ hè, dạy thêm gia tăng thu nhập. Trong con mắt của xã hội, nhà giáo luôn được kính trọng từ tất cả các ngành khác, lúc nào ra đường cũng được người ta gọi bằng "thầy, cô".
Nói đi cũng phải nói lại, đã là người làm giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai, thì yêu cầu với các giáo viên cũng phải thật sự giỏi về học vấn, kiến thức. Họ phải có năng lực thi đầu vào, được đào tạo bài bản, chuyên môn cao. Tất nhiên, chính sách cho giáo viên khi đi dạy cũng phải cực tốt, như vậy mới thu hút được nhân tài.
Theo Nghị định 116 của Chính phủ, sinh viên sư phạm gồm ba diện: nhu cầu xã hội; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu; tự do. Sinh viên hai nhóm đầu được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng mỗi tháng. Điều kiện là trong vòng hai năm sau khi tốt nghiệp, họ phải làm việc trong ngành giáo dục, thời gian làm việc dài gấp đôi chương trình đào tạo. Nếu không, họ bị buộc hoàn lại tất cả chi phí.
- Vợ chồng giáo viên lương cao hơn con gái làm ngân hàng
- Gia đình tôi sáu người làm giáo viên nhưng không ai kêu khổ
- Tiếng oan giáo viên 'việc nhẹ, lương cao'
- Tôi chạnh lòng vì làm giáo viên 21 năm lương không bằng công nhân trẻ
- Tôi dạy học 20 năm lương 14 triệu đồng
- Giáo viên 'chạy sô'