Phân loại
Rậm lông bẩm sinh: Lúc đầu cơ thể có lông tơ như trẻ lúc mới sinh. Nhưng thay vì biến mất trong những tuần tiếp theo, lông tơ mềm mại này vẫn tiếp tục mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ.
Hội chứng người sói bẩm sinh với lông Terminal: Sự phát triển lông bất thường bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. Lông thường dài, dày, che phủ khuôn mặt, cơ thể người bệnh.
Hirsutism: Thường gặp ở phụ nữ, dẫn đến tình trạng lông dày và sẫm màu mọc ở mặt, ngực, lưng.
Nguyên nhân
- Di truyền.
- Một số nhóm thuốc có liên quan đến chứng rậm lông gồm steroid, thuốc chống co giật, thuốc giãn mạch, thuốc chống viêm và thuốc nhạy cảm với ánh sáng.
- Một số bệnh lý như suy giáp ở trẻ vị thành niên, ung thư.
- Rối loạn ăn uống và suy dinh dưỡng.
Chẩn đoán
Nếu tình trạng mọc lông, tóc bất thường nghiêm trọng, bắt đầu từ thời thơ ấu, chẩn đoán chứng rậm lông bẩm sinh khá đơn giản. Gia đình có tiền sử mắc bệnh là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán.
Trong những trường hợp khó phát hiện hơn, bác sĩ có thể sử dụng kính hiển vi để quan sát mẫu lông của một người để xem xét bất thường.
Xét nghiệm máu có thể hữu ích để xác định nồng độ testosterone bất thường hoặc mất cân bằng nội tiết tố khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tuyến giáp hoặc ung thư có thể cần thực hiện siêu âm.
Điều trị
- Cạo lông.
- Triệt lông bằng hóa chất.
- Nhổ lông.
- Tẩy lông bằng sáp.
Tất cả phương pháp này đều là giải pháp tạm thời, có nguy cơ kích ứng da gây đau đớn hoặc khó chịu.
Các phương pháp điều trị dài hạn bao gồm điện phân, phẫu thuật bằng laser.
- Điện phân là phương pháp điều trị triệt lông lâu dài, sử dụng dòng điện để phá hủy hoàn toàn nang lông.
- Laser tạo ra năng lượng nhiệt để làm tổn thương các nang lông và giảm số lượng lông.
Phòng ngừa
Không có cách để ngăn ngừa chứng rậm lông.
Giảm nguy cơ mắc chứng rậm lông mắc phải bằng dùng các loại thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, nếu xuất hiện bất thường cần đi khám sớm.
Lê Nguyễn (Theo Healthline)