"Tiền không mua được hạnh phúc" là chủ để cho giải đấu online tại cuộc thi "The Debate Challenge" (do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam tổ chức). Chương trình tranh biện trực tuyến thu hút hàng trăm học sinh tại nhiều tỉnh thành trong nước tham dự. Tại đây các em thẳng thắn bày đỏ quan điểm của bản thân về giá trị của đồng tiền.
Tiền giúp mỗi người hạnh phúc vì có cuộc sống tốt hơn
Bích Hà, thành viên của đội Palette định nghĩa, hạnh phúc là những mong ước, yêu cầu được đáp ứng, mang lại niềm vui tinh thần cho con người. Em cho rằng, tiền trở thành một yếu tố cốt lõi của nền kinh tế, xã hội. Ví dụ khi bạn đang thích một món đồ, bản thân đủ khả năng mua, sở hữu đem lại cảm giác vui vẻ.
Thực tế, khi chúng ta thiếu thốn những vật chất sẽ tác động lớn với đời sống, tình cảm gia đình, xã hội. Tiền có thể đem lại một môi trường sống tốt hơn, một cuộc sống khỏe mạnh, bản thân có cơ hội học tập, phát triển đầy đủ.
Hiện "The Debate Challenge" mở bình chọn để đánh giá chất lượng, tuyển chọn các đội bước vào vòng Đấu loại. Thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi tại đây.
Suy nghĩ "tiền không mua được hạnh phúc" làm giảm ý chí cố gắng
Bích Hà ví dụ, với những gia đình nghèo có thể thường xuyên có mâu thuẫn nhỏ bắt đầu từ tài chính. Bởi lẽ, tiền có vai trò rất quan trọng, giúp giải quyết những mâu thuẫn, trả các khoản phí của gia định thường ngày như điện, nước, ăn mặc, hưởng thụ... Hà cho biết thêm, việc đồng tình với suy nghĩ "tiền không mua được hạnh phúc" làm giảm ý chí trong công việc. Với học sinh chuyển cấp, sinh viên dưới quê lên học tập nếu có suy nghĩ này cũng sẽ kém thích ghi với cuộc sống hiện đại.
Việc đề cao giá trị đồng tiền có thể đánh mất bản thân, gia đình
Trái ngược với Bích Hà, Vương Dũng thí sinh tham dự "The Debate Challenge" đồng tình với quan điểm "tiền không mua được hạnh phúc". Dũng dẫn chứng về một học sinh từ quê lên thành phố học, nếu quan niệm này xảy ra học sinh đó sẽ đua đòi, có thể đánh mất mình.
Theo em, kiếm tiền là để nâng cao chất lượng cuộc sống, mỗi người cần biết đủ, hài lòng. Nếu vì mong muốn kiếm tiền bằng mọi giá, bạn đi làm tăng ca liên tục sẽ không dành thời gian chăm sóc bản thân, gia đình. "Thương trường là chiến trường", việc đề cao giá trị đồng tiền cũng có thể khiến chúng ta trà đạp lẫn nhau. Nam sinh cho rằng, "tiền quan trọng nhưng không phải là tất cả".
Bên cạnh đó, việc lao đầu vào kiếm tiền có thể khiến bạn quên đi mọi thứ xung quanh, trong đó bao gồm cả sức khỏe bản thân. Dũng quan niệm, một cơ thể khỏe mạnh giúp bạn hạnh phúc và niềm vui đến từ những điều nhỏ như: ca hát, nấu ăn.
Đánh giá về các thí sinh tham dự vòng tranh biện trực tuyến cuối tuần qua, ban tổ chức "The Debate Challenge" cho biết, các em đã bày tỏ suy nghĩ của bản thân, có lập luận rõ ràng, ví dụ minh họa dễ hiểu. Thực tế, tranh biện là một trong những kỹ năng thiết yếu liên quan tới khả năng nghiên cứu, tư duy phân tích, phản biện và sáng tạo. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì các kỹ năng trên lại càng trở nên quan trọng và thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Ban tổ chức tổ chức những giải đấu tranh biện nhỏ để giúp các em nâng cao kỹ năng và giao lưu vào cộng đồng, tự tin trong giao tiếp, hình thành phản xạ đánh giá một vấn đề đưới nhiều góc nhìn. Cuộc thi không đánh giá quan điểm nào đúng, sai.
"The Debate Challenge" đi được hơn nửa chặng đường, hiện, cuộc thi mở bình chọn để đánh giá chất lượng, tuyển chọn các đội bước vào vòng Đấu loại. Mỗi tài khoản có thể bình chọn cho mỗi đội một lần trong ngày (có thể bình chọn cho các đội khác nhau). Tham gia bình chọn tại đây.
Lê Nguyễn