Sông Hồng đoạn chảy qua trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao. Bên phải dòng sông là quận Hoàn Kiếm và Hồ Gươm, bên trái là khu Bồ Đề (quận Long Biên).
Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến phê duyệt vào tháng 6, có chiều dài khoảng 40 km bắt đầu từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 11.000 ha; riêng sông Hồng chiếm 3.600 ha, đất bãi sông khoảng 5.480 ha (chiếm 50% tổng diện tích).
Sông Hồng đoạn chảy qua trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao. Bên phải dòng sông là quận Hoàn Kiếm và Hồ Gươm, bên trái là khu Bồ Đề (quận Long Biên).
Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến phê duyệt vào tháng 6, có chiều dài khoảng 40 km bắt đầu từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 11.000 ha; riêng sông Hồng chiếm 3.600 ha, đất bãi sông khoảng 5.480 ha (chiếm 50% tổng diện tích).
Đường đê Âu Cơ chạy giữa, bên trái là hồ Tây, bên phải gồm khu dân cư và bãi sông ngoài đê.
Quy hoạch nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyệncủa Hà Nội, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm.
Đường đê Âu Cơ chạy giữa, bên trái là hồ Tây, bên phải gồm khu dân cư và bãi sông ngoài đê.
Quy hoạch nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyệncủa Hà Nội, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm.
Bãi giữa sông Hồng đoạn qua cầu Long Biên. Khu vực này có xóm phao là nơi cư trú tạm bợ của khoảng 30 hộ dân. Họ đến từ nhiều tỉnh khác nhau và lên Hà Nội mưu sinh bằng các nghề lao động phổ thông.
Căn cứ vào quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, các bãi sông sẽ được nghiên cứu phát triển thành khu đô thị mới hoặc không gian mở (quảng trường đô thị, công viên ngập lũ...).
Bãi giữa sông Hồng đoạn qua cầu Long Biên. Khu vực này có xóm phao là nơi cư trú tạm bợ của khoảng 30 hộ dân. Họ đến từ nhiều tỉnh khác nhau và lên Hà Nội mưu sinh bằng các nghề lao động phổ thông.
Căn cứ vào quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, các bãi sông sẽ được nghiên cứu phát triển thành khu đô thị mới hoặc không gian mở (quảng trường đô thị, công viên ngập lũ...).
Hai bên bờ sông Hồng đoạn qua cầu Vĩnh Tuy. "Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng lấy dòng sông làm trục giữa và phát triển hài hòa hai bên bờ sông", theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.
Lãnh đạo Hà Nội cũng khẳng định, quy hoạch định hướng đô thị sông Hồng là trục vành đai xanh, không dồn các công trình vào dọc hai bên bờ sông.
Hai bên bờ sông Hồng đoạn qua cầu Vĩnh Tuy. "Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng lấy dòng sông làm trục giữa và phát triển hài hòa hai bên bờ sông", theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.
Lãnh đạo Hà Nội cũng khẳng định, quy hoạch định hướng đô thị sông Hồng là trục vành đai xanh, không dồn các công trình vào dọc hai bên bờ sông.
Sông Hồng đoạn chảy qua bãi Hoàng Mai - Thanh Trì. Đây là vùng được phép phát triển đô thị.
Trong số 8 bãi sông được đề cập trong đồ án, 5 khu vực được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 5% (khoảng 1.590 ha) gồm: Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức; riêng khu vực Tàm Xá - Xuân Canh nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 15% (khoảng 408 ha).
Hai khu vực Long Biên - Cự Khối, Bắc Cầu - Bồ Đề và những bãi còn lạitùy theo địa hình, vị trí sẽ được định hướng phát triển không gian mở.
Sông Hồng đoạn chảy qua bãi Hoàng Mai - Thanh Trì. Đây là vùng được phép phát triển đô thị.
Trong số 8 bãi sông được đề cập trong đồ án, 5 khu vực được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 5% (khoảng 1.590 ha) gồm: Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức; riêng khu vực Tàm Xá - Xuân Canh nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 15% (khoảng 408 ha).
Hai khu vực Long Biên - Cự Khối, Bắc Cầu - Bồ Đề và những bãi còn lạitùy theo địa hình, vị trí sẽ được định hướng phát triển không gian mở.
Khu vực bãi Tàm Xá - Xuân Canh nhìn về nội đô Hà Nội. Đây là khu vực đô thị trung tâm TP Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô, được phát triển đô thị về phía tuyến đê hiện tại, diện tích xây dựng mới không vượt quá 15% diện tích bãi sông.
Khu vực bãi Tàm Xá - Xuân Canh nhìn về nội đô Hà Nội. Đây là khu vực đô thị trung tâm TP Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô, được phát triển đô thị về phía tuyến đê hiện tại, diện tích xây dựng mới không vượt quá 15% diện tích bãi sông.
Một cổng làng thuộc xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) xây dựng nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Dự kiến cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng đoạn qua huyện Đan Phượng là điểm đầu của đồ án quy hoạch.
Một cổng làng thuộc xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) xây dựng nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Dự kiến cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng đoạn qua huyện Đan Phượng là điểm đầu của đồ án quy hoạch.
Đường đê Nguyễn Khoái (bìa trái) và khu vực Chương Dương Độ ngoài đê.
Nhiều bãi bồi hai bên sông Hồng lâu nay được người dân sử dụng trồng hoa, cây cảnh.
Khu dân cư san sát nhau ở xã Liên Trung (huyện Đan Phượng). Đây là một vùng đất cổ, dòng sông Hồng chảy qua địa phận tạo nên những bãi bồi rộng lớn và những đầm lầy. Trải qua bao đời khai phá, mở đất, người dân địa phương đã chặt cây cối, lấp trũng, đắp đê ngăn nước, cải tạo đất đai, xây dựng thành làng xã.
Khu dân cư san sát nhau ở xã Liên Trung (huyện Đan Phượng). Đây là một vùng đất cổ, dòng sông Hồng chảy qua địa phận tạo nên những bãi bồi rộng lớn và những đầm lầy. Trải qua bao đời khai phá, mở đất, người dân địa phương đã chặt cây cối, lấp trũng, đắp đê ngăn nước, cải tạo đất đai, xây dựng thành làng xã.
Bãi Chu Phan - Tráng Việt, nơi sông Hồng chảy qua huyện Mê Linh. Thôn Đông Cao nằm bên sông là vựa rau lớn của thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, đây là khu vực được phép phát triển đô thị.
Bãi Chu Phan - Tráng Việt, nơi sông Hồng chảy qua huyện Mê Linh. Thôn Đông Cao nằm bên sông là vựa rau lớn của thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, đây là khu vực được phép phát triển đô thị.
Đoạn đê chạy dọc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Theo quy hoạch, các tuyến đê qua khu vực nội đô giữ theo hiện trạng (đường 4-6 làn xe); các đoạn còn lại nâng cấp thành đường 4 làn xe. Thành phố cũng dự kiến xây dựng 2 tuyến đường cấp đô thị (6 làn xe) chạy dọc sông tại các khu vực dân cư được tồn tại bảo vệ và các khu vực được nghiên cứu xây dựng mới.
Đoạn đê chạy dọc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Theo quy hoạch, các tuyến đê qua khu vực nội đô giữ theo hiện trạng (đường 4-6 làn xe); các đoạn còn lại nâng cấp thành đường 4 làn xe. Thành phố cũng dự kiến xây dựng 2 tuyến đường cấp đô thị (6 làn xe) chạy dọc sông tại các khu vực dân cư được tồn tại bảo vệ và các khu vực được nghiên cứu xây dựng mới.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Video: Võ Hải - Tạ Lư
Ngọc Thành