Người dân vùng sông nước miền Tây đang chống chọi với cơn khát khi hạn mặn. Độc giả omega cho rằng đợt hạn mặn khủng khiếp cách đây vài năm nhưng ta đã chủ quan, chưa tìm cách ứng phó:
"Hạn mặn xâm thực năm 2016 có lẽ là lời cảnh tỉnh cho bà con và chính quyền miền Tây, ít nhiều cũng tìm biện pháp để tình trạng thiếu nước ngọt không xảy ra hay bớt đi phần nào. Nếu mọi người nhìn ruộng vườn xót xa và buồn bã than thân "trách trời trách đất", thì vào mùa mưa nên có kế hoạch đào ao tích nước, bớt đi diện tích trồng lúa hay vườn khi mùa hạn mặn đến thì bớt sự lo toan. Nhìn hình ảnh nứt nẻ của thửa ruộng mà đau xót cho thân phận "bán mặt cho đất bán lưng cho trời "
Độc giả hominhtrikg nói:
Thượng điền tích nước hạ điền khan. Hạ điền tích nước thượng điền tràn. Ở thượng nguồn họ xây đập thì ở hạ nguồn mình cũng phải xây đập. Hạ nguồn thì ít nhiều gì cũng có nước đổ về. Nhưng nếu không xây đập chặn nước biển nên nước ngọt về ít thì cũng như không, nếu xây đập sớm thì không đến nỗi phải thế. Ở Kiên Giang đã xây rất nhiều đập nhỏ từ sớm, bây giờ tuy nước hơi cạn nhưng không đến nỗi hết nước và nhiễm mặn, chỉ có điều nước chưa sạch phải lọc lại".
Độc giả Văn Hiếu cảnh báo:
"Hạn hán tại ĐBSCL hạn mặn xâm thực tất cả đều là do các hoạt động khai thác rừng, hút cát bừa bãi cũng như việc ngăn nước trên thượng nguồn. Không thể năm nào cũng cứ khóc than mãi cho người dân, cơ quan ban ngành nên có những hành động khẩn cấp để tránh khỏi những thảm họa hiển hiện ngay trước mắt".
Độc giả PHƯỚC TÀI VĂN cho rằng chúng ta bắt buộc phải phá thế bị động, trông chờ nguồn nước từ thượng nguồn:
Đồng Bằng Sông Cửu Long mình phải làm cuộc cách mạng nông nghiệp ngay và luôn không để phụ thuộc nguồn nước của Mê Kông nữa. Hàng trăm năm chúng ta là người chờ đợi rồi. Về khoa học kỹ thuật chúng ta tự tin làm được như các nước phát triển. Không cần phải chờ đợi.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.