(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Tác giả Đinh Ngọc Duy đang làm nghiên cứu sau tiến sỹ ở Trung tâm bệnh do misfolding protein, Đại học Cambridge, Anh chia sẻ những bài học từ cách chống dịch Covid-19 của nước Anh:
Có hai phương án khả thi đối phó với những dịch bệnh như Covid-19 là suppression (cô lập và cách ly triệt để, như Trung Quốc và Hàn Quốc) và mitigation (làm chậm dần quá trình nhiễm, như Anh, Châu Âu và Mỹ).
Mỗi cách có những ưu điểm và nhược điểm và theo như Sir. Patrick Vallance, cố vấn khoa học cho thủ tướng Anh Boris Johnson, thì nước Anh ngay từ đầu đã lựa chọn phương án thứ hai (mitigation).
Khi đó bắt đầu với thuyết Herd Immunity (miễn dịch cộng đồng) nhưng sau khi có báo cáo của trung tâm bệnh truyền nhiễm ở Đại Học Hoàng Gia London, việc lây nhiễm nhanh khi chưa có Vaccine sẽ dẫn tới quá tải cho hệ thống y tế và làm nhiều người chết.
Do đó phương pháp social distancing (cách ly xã hội), cách ly tại nhà, đóng trường học và các địa điểm đông người như nhà hàng, quán bar và trung tâm kinh doanh... được chính phủ Anh áp dụng.
Việc Anh lựa cho phương án như vậy dựa trên nhiều lý do, dựa trên kinh nghiệm các dịch trước như cúm Tây Ban Nha, SARS, H1N1 và dữ liệu dịch Covid-19 từ Trung Quốc. Phương án cô lập và cách ly triệt để chỉ phù hợp trong thời gian ngắn trong khi việc tìm ra vaccine mất 18 tháng hoặc hơn và cũng không chắc là vaccine có hiệu quả cao (như vaccine cúm) sẽ đẩy nền kinh tế bên bờ vực thẳm. Hơn nữa là dịch sẽ trở lại bất cứ lúc nào và trở thành dịch mùa hàng năm như cúm.
Sau khi nghiên cứu phân tích số các dữ liệu về bệnh dịch từ Trung Quốc, các nhà khoa học Anh tính toán ra số giường bệnh cần ở thời điểm nhiễm cao nhất (5.000) cũng như số người chết. Theo báo cáo của Đại Học Hoàng Gia London thì số người nhiễm sẽ 81% dân số Anh, số người chết 510,000 ở Anh và Mỹ là 2,2 triệu.
Hiện Anh đang thiếu các thiết bị (máy thở), đồ bảo hộ cho nhân viên y tế và thuốc phục vụ cho dịch. Theo BBC ngày 12/4, Anh đang thiếu trầm trọng nguồn cung đồ bảo hộ cho nhân viên y tế chống dịch. Chính phủ kêu gọi các phòng thí nghiệm, trường đại học, công ty hay tư nhân có máy in 3D tích cực sản xuất các thiết bị bảo hộ có thể.
Việc tìm ra phương pháp xét nghiệm nhanh hiệu quả cũng là ưu tiên hàng đầu lúc này của chính phủ Anh, để xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế và xét nghiệm trên diện rộng với người dân nhằm đưa ra phương án đối phó với dịch kịp thời. Dưới chỉ đạo của chính phủ Anh tất cả các trường đai học, phòng thí nghiệm chạy PCR dùng để xét nghiệm.
Đại học Cambridge nơi tôi đang làm việc cùng với hai công ty thuốc lớn nhất của Anh là GSK và AstraZeneca, công ty startup từ đại học Cambridge diagnostics for the real world (DRW) và bệnh viện đại học Cambridge thành lập trung xét nghiệm lớn nhất Anh.
Hiện các test nhanh antibody không cho kết quả tin cậy trong khi phương pháp xét nghiệm truyền thống PCR hiện tại tốn rất nhiều thời gian hơn 24h. Các nhà khoa học ở Đại học Cambridge và DRW tìm ra phương pháp xét nghiệm PCR nhanh chỉ tốn chưa tới 90 phút, và nó được Anh sử dụng để xét nghiệm hiện giờ trên diện rộng.
Qua tình hình dịch ở Anh thì Việt Nam cần có những chuẩn bị tốt hơn cho dịch như:
1. Tính toán được số giường bệnh tối đa khi dịch lên đỉnh điểm.
2. Sản xuất các thiết bị y tế như máy thở, cần phải sản suất thiết bị bảo hộ (PPE) cũng như có nguồn cung nguyên vật liệu ổn định.
3. Các công ty trong nước sản xuất những thuốc cần cho quá trình điều trị khi nhiễm virus.
4. Chuẩn bị số lượng nhân viên y tế phục vụ khi dịch lên đỉnh ( nhân viên y tế về hưu, sinh viên y khoa).
5. Tập trung nguồn lực xét nghiệm các phòng phí nghiệm chạy PCR cũng như tìm kiếm phương pháp xét nghiệm nhanh để có thể xét nghiệm nhanh trên diện rộng.
6. Đảm bảo nguồn lương thực cũng như những yếu phẩm cần thiết.
7. Nền sản xuất tự chủ là sự sống còn của một quốc gia, qua dịch hi vọng Chính phủ sẽ đầu tư ưu tiên cho các công ty sản trong nước, đẩy mạnh mua công nghệ nước ngoài để Việt Nam làm chủ sản xuất và tiến lên nghiên cứu phát triển công nghệ.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiếntại đây.
Đinh Ngọc Duy