1. Vịt om sấu
Vịt om sấu là món ăn quen thuộc và đặc trưng của nhiều tỉnh miền Bắc. Từng miếng thịt vịt mềm béo đậm đà, quyện vị bùi của khoai sọ tạo nên bản giao hưởng hài hòa nhiều sắc vị. Nước dùng hơi sánh, dậy mùi thơm của sả và các gia vị, kích thích vị giác, món này chan bún hoặc ăn cơm đều ngon.
Lưu ý: Nên ướp vịt và xào săn để rút gia vị vào thịt, giúp món vịt om sấu thơm ngon đậm đà hơn. Nếu không có khoai sọ thì có thể thay thế bằng khoai môn hoặc măng tươi đều ngon. Nếu ăn như lẩu theo cách người miền Nam thì để nguyên trong nồi, khi ăn nhúng thêm các loại rau như rau rút, rau muống, nấm rơm vào.
2. Vịt nướng
Trong những ngày giãn cách, tận dụng các gia vị sẵn có, bạn có thể làm món vịt nướng xá xíu thơm ngon, đơn giản tại gia. Vịt da giòn, thịt mềm giữ nước ngọt tự nhiên, không bị khô, dậy mùi thơm của các gia vị.
Cách làm vịt nướng thơm ngon tại nhà
Lưu ý: Nếu nướng vịt bằng nồi chiên không dầu thì lần nướng 1 nên bọc vào giấy bạc, lật bụng lên trên để vịt không bị khô, lần 2 thì không bọc giấy bạc. Thời gian ướp vịt càng lâu thì càng ngấm gia vị làm cho vịt nướng ngon và đậm đà hơn. Bạn có thể rắc thêm ít vừng (mè) rang lên vịt nướng để tăng hương vị thơm ngon trước khi thưởng thức.
3. Bún măng vịt
Nước dùng trong và ngọt, thịt vịt ngon chấm cùng chén nước mắm gừng đậm đà, măng tươi giòn ngọt ăn kèm sợi bún mềm... ai ăn cũng ‘ghiền’ ngay từ phút đầu tiên.
Cách làm bún măng vịt ngon như ngoài tiệm
Cách làm bún măng vịt tưởng chừng như đơn giản với 2 nguyên liệu chính là vịt và măng nhưng để làm ra thành phẩm thơm ngon, không còn mùi hôi của vịt cần đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nội trợ. Một điều cần lưu ý, vì thịt vịt và măng có tính hàn (lạnh) vì thế khi chế biến món ăn cần kết hợp với gừng (tính nóng) để cân bằng, hài hòa âm dương, giúp món ngon hơn và đảm bảo sức khỏe. Vì thế đi kèm với món bún măng vịt luôn là bát nước chấm mắm gừng thơm lừng sóng sánh, rất hấp dẫn.
4. Dồi cổ vịt
Bên cạnh dồi heo, dồi sụn, dồi ngỗng... thì dồi cổ vịt cũng là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Dồi được chế biến tận dụng phần cổ vịt và thêm các nguyên liệu đơn giản khác để biến tấu thành món ngon.
Lưu ý: Tùy theo khẩu vị mỗi người mà điều chỉnh phần nhân theo sở thích. Bạn có thể dùng tiết vịt, thịt cổ vịt băm nhỏ cho vào nhân. Không nên nhồi nhân nhiều và chặt quá vì khi hấp dễ bị bục vỡ.
5. Cháo, gỏi vịt:
Một bát cháo vịt nóng hổi, thịt vịt ngọt béo kết hợp với gỏi bắp cải thanh mát và nước mắm gừng sánh thơm nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy.
Cách làm cháo, gỏi vịt ngon đúng điệu
Để có một tô cháo vịt ngon, bổ dưỡng và không còn mùi hôi, bạn cần ‘dắt tay’ một số bí kíp như: Chà xắt muối hạt, gừng, rượu trắng để khử mùi hôi, cho vịt vào luộc khi nước sôi sủi tăm, nên ngâm vịt trong nước cho tới khi nguội dần thì vớt ra để giữ nước căng mướt và ngon ngọt hơn.
Bùi Thủy