Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Âm nhạc Việt Nam - viết dòng tưởng niệm vào sổ tang. Nhà thơ Thụy Kha, 72 tuổi, viết sổ tang. Nghệ sĩ Quang Thọ và Phú Quang cùng là sinh viên Trường Âm nhạc Việt Nam, sau này ra trường nhiều lần đi biểu diễn cùng nhau ở châu Âu. Quang Thọ vài lần hát tại nhà hàng bạn mở trên phố Trần Quốc Toản. Theo nghệ sĩ, nhạc Phú Quang có thể biểu diễn theo nhiều kiểu, riêng ông hát theo lối thính phòng các bài như "Em ơi Hà Nội phố", "Mơ về nơi xa lắm"... Nghệ sĩ Lê Khanh (phải). Sinh thời, ông từng viết bài "Điều giản dị", lấy cảm hứng từ chị. Lúc ấy, khi đang băn khoăn cách viết nhạc cho một bộ phim, ông được xem thước hình nghệ sĩ Lê Khanh đi qua rừng bạch đàn ở Vĩnh Phúc - những giọt nắng xuyên qua tán bạch đàn nhảy nhót trên người chị. Ông nghĩ ra câu: "Dịu dàng hạt nắng đùa nhẹ trên áo". Nhìn khuôn mặt thánh thiện của Lê Khanh khi ngước lên bầu trời, ông viết tiếp: "Đôi môi em gọi bao khát khao, mắt em vời vợi, đăm đắm trời cao". Tuy nhiên, ông khẳng định giữa hai người không tồn tại tình yêu. Lê Khanh nhiều lần làm người dẫn chuyện trong các đêm nhạc của Phú Quang. Thời trẻ, nghệ sĩ Trung Đức và Phú Quang nhiều lần cùng nhau biểu diễn ở các sự kiện. Hai ông chỉ có một chiếc đàn guitar để đệm nhạc và hát. Thanh Lam, Tùng Dương ở lễ tang nhạc sĩ. Thanh Lam nói khi vào viếng ông, chị xúc động nghe ca khúc "Hà Nội ngày trở về" vang lên qua tiếng hát cố ca sĩ Ngọc Tân. "Hai con người đều đã đi xa nhưng âm nhạc, tiếng hát của họ vẫn còn ở lại với cuộc đời", Thanh Lam nói. Trong các nhạc phẩm của ông mà chị từng thể hiện, ca sĩ yêu thích nhất bài "Trong miền ký ức": "Xa xa trong miền ký ức, có lẽ một dòng sông/ Xa xa đôi bờ dốc nắng, mênh mang một chiều đông...". Còn Tùng Dương nhớ kỷ niệm lần đầu anh hát ca khúc "Mẹ", sau cánh gà, nghệ sĩ bật khóc vì nhớ đến mẹ của ông. Ca sĩ Đức Tuấn dâng hương trước linh cữu nhạc sĩ. Anh mới hát nhạc Phú Quang 5 năm nhưng được ông ưu ái, có dự định cùng thực hiện album mới nhưng vẫn còn dang dở. Ca sĩ Minh Chuyên là giọng ca nữ gắn bó với ông nhất trong những năm cuối đời. Cô nói coi ông như bậc cha chú trong gia đình, nể sợ hơn cả bố đẻ. Nhạc sĩ thường thẳng thắn góp ý cô về giọng hát, lối trình diễn, không ít lần khiến cô áp lực. Ca sĩ Tấn Minh. Nhạc sĩ Dương Cầm. Nghệ sĩ Trần Ly Ly viết trong sổ tang: "Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam vô cùng vinh dự là nơi đầu tiên nhạc sĩ Phú Quang đã đến và làm việc sau khi tốt nghiệp tại Nhạc viện Hà Nội, được là chiếc nôi một thời hun đúc tài năng của nghệ sĩ. Sự cống hiến của ông cho nhà hát và cho nền âm nhạc và con người Việt Nam thật đáng ngưỡng mộ và trân quý, là giá trị bất biến đối với tâm hồn người Hà Nội và cả nước". * Quay lại trang đầuẢnh: Giang HuyPhú Quang - 'người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố' Bóng hồng trong âm nhạc Phú Quang