Theo tiến sĩ Sebastián Valenzuela từ ĐH Pontifical Catholic ở Chile, có thể những người đang gặp căng thẳng trong quan hệ gia đình thích dùng việc đăng hình và like ảnh để tránh đối mặt với vợ/chồng. Việc sử dụng Facebook giúp bạn kết bạn mới và nối lại các mối quan hệ cũ, tạo cơ hội cho các mối quan hệ ngoài luồng. Mặc khác, sử dụng Facebook dễ gây nghiện, không mang lại lợi ích cho quan hệ gia đình.
Tuy nhiên, hôn nhân đổ vỡ không chỉ là hậu quả xấu duy nhất mà Facebook mang lại, bên cạnh đó còn có:
Đem lại tâm trạng không vui: Theo một nghiên cứu từ Australia, càng dành nhiều thời gian trên Facebook càng khiến tâm trạng của người sử dụng không hài lòng. Có thể chính bạn cũng nhận ra việc nhìn ngắm các profile và hình ảnh không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng việc bạn đã dành quá nhiều thời giờ vào những việc vô nghĩa khiến tâm trạng của bạn u ám.
Làm “cùn” khả năng nhận thức: Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Wisconsin – Madison, sau 5 phút tự chiêm ngưỡng Facebook, người sử dụng phải mất lâu hơn 15% thời gian để trả lời những câu hỏi toán học đơn giản. Đó là bởi tâm trí bạn vẫn đang bị phỉnh phờ bởi thông tin từ Facebook, làm giảm động lực thể hiện bản thân trong não bộ.
Mang lại sự không hài lòng: Theo nghiên cứu từ ĐH Michigan, càng lướt Facebook nhiều, bạn càng cảm thấy không hài lòng với cuộc sống. Các tác giả nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ như vậy là trong khi bạn bè đăng bao nhiêu niềm vui trong cuộc sống của họ, bạn lại chẳng có gì ngoài sự buồn chán hằng ngày.
Mang lại cảm giác cô đơn: Theo nghiên cứu từ Australia, lướt các profie của bạn bè khiến người sử dụng Facebook có cảm giác bị loại ra khỏi cuộc chơi và không được ai quan tâm. Theo dõi các hoạt động của bạn bè trong khi không thật sự giao tiếp với họ khiến bạn cảm giác như bị loại khỏi cuộc vui. Nhưng cũng theo nghiên cứu này, nếu bạn chủ động đăng các hình ảnh và thông tin về bản thân và nhận được sự quan tâm (bình luận) của mọi người thì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.
Phá bỏ thói quen làm từ thiện: Theo nghiên cứu từ ĐH British Columbia, việc kích lệnh “like” (thích) các tổ chức và hoạt động từ thiện trên Facebook làm giảm hẳn việc bạn dành thời gian và tiền bạc cho các hoạt động thật sự ở ngoài đời thật. Like một hoạt động từ thiện thường khiến người like hài lòng vì đã cho mọi người thấy mình làm từ thiện và thấy tự hào, đồng thời không còn cảm giác cần phải chi tiền hay thời gian làm từ thiện nữa.
Khánh Vy (theo menshealth)