Làng Taolin ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là nơi lưu truyền nghề làm giấy thủ công từ cây tre đã hơn 1.300 năm. Một thời làng từng là trung tâm sản xuất giấy nổi tiếng ở miền trung và nam Trung Quốc trước khi bị cạnh tranh bởi những loại giấy sản xuất công nghiệp.
Làng Taolin ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là nơi lưu truyền nghề làm giấy thủ công từ cây tre đã hơn 1.300 năm. Một thời làng từng là trung tâm sản xuất giấy nổi tiếng ở miền trung và nam Trung Quốc trước khi bị cạnh tranh bởi những loại giấy sản xuất công nghiệp.
Những rừng tre mọc bên ngoài làng Taolin là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Khi khai thác, họ chọn tre non với phần thân còn tương đối mềm, chẻ ra và gom thành từng bó. Li Qiugui (ảnh), 35 tuổi là người đang học nghề làm giấy lâu đời của gia đình từ năm 2015 đến nay.
Những rừng tre mọc bên ngoài làng Taolin là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Khi khai thác, họ chọn tre non với phần thân còn tương đối mềm, chẻ ra và gom thành từng bó. Li Qiugui (ảnh), 35 tuổi là người đang học nghề làm giấy lâu đời của gia đình từ năm 2015 đến nay.
Sau khi vận chuyển về làng, những bó tre được ngâm trong hố nước vôi để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Công đoạn này mất khoảng vài ngày, giúp những thân cây mềm ra.
Sau khi vận chuyển về làng, những bó tre được ngâm trong hố nước vôi để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Công đoạn này mất khoảng vài ngày, giúp những thân cây mềm ra.
Khi đã ngâm đủ ngày, Li nghiền nát tre thành bột tại xưởng của gia đình. Những bó tre đem lên từ hố ngâm còn phải trải qua công đoạn rửa, luộc trước khi nghiền để chúng trở nên mềm hơn nữa.
Khi đã ngâm đủ ngày, Li nghiền nát tre thành bột tại xưởng của gia đình. Những bó tre đem lên từ hố ngâm còn phải trải qua công đoạn rửa, luộc trước khi nghiền để chúng trở nên mềm hơn nữa.
Hỗn hợp thu được sau khi nghiền nát tre chính là bột giấy. Người thợ lúc này pha loãng bột trong bể nước rồi dùng một dụng cụ như “liềm xeo”, làm bằng tre để tạo nên những tờ giấy.
Trong ảnh, Li Qiugui xeo giấy dưới sự hướng dẫn của cha. Chiếc liềm xeo được sàng qua lại trong dung dịch sao cho chỉ có bột giấy đọng lại trên liềm. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, đều tay để tờ giấy đạt độ mỏng theo ý muốn.
Hỗn hợp thu được sau khi nghiền nát tre chính là bột giấy. Người thợ lúc này pha loãng bột trong bể nước rồi dùng một dụng cụ như “liềm xeo”, làm bằng tre để tạo nên những tờ giấy.
Trong ảnh, Li Qiugui xeo giấy dưới sự hướng dẫn của cha. Chiếc liềm xeo được sàng qua lại trong dung dịch sao cho chỉ có bột giấy đọng lại trên liềm. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, đều tay để tờ giấy đạt độ mỏng theo ý muốn.
Khi nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy dần hiện ra trên liềm. Li Zhijun, cha của Li Qiugui đang đặt các lớp giấy ướt lên nhau thành từng chồng. Dung dịch bột giấy được pha cùng một số chất chiết xuất từ thực vật có độ trơn, để đảm bảo các tờ giấy không bị dính vào nhau ở công đoạn này.
Khi nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy dần hiện ra trên liềm. Li Zhijun, cha của Li Qiugui đang đặt các lớp giấy ướt lên nhau thành từng chồng. Dung dịch bột giấy được pha cùng một số chất chiết xuất từ thực vật có độ trơn, để đảm bảo các tờ giấy không bị dính vào nhau ở công đoạn này.
Chồng giấy ướt tiếp tục được chuyển qua công đoạn ép. Li Zhijun đặt chồng giấy dưới những thanh gỗ rồi dùng một hệ thống đòn bẩy để vắt nước.
Chồng giấy ướt tiếp tục được chuyển qua công đoạn ép. Li Zhijun đặt chồng giấy dưới những thanh gỗ rồi dùng một hệ thống đòn bẩy để vắt nước.
Li Qiugui dùng chiếc nhíp bằng tre, bóc rời từng tờ giấy.
Công đoạn cuối cùng, người thợ dán những tờ giấy lên tường và cán cho thật phẳng là hoàn thành.
Bức tường để cán giấy còn tỏa ra sức nóng nhờ lò đốt phía sau. Việc này giúp giấy khô hoàn toàn và dễ can phẳng hơn.
Bức tường để cán giấy còn tỏa ra sức nóng nhờ lò đốt phía sau. Việc này giúp giấy khô hoàn toàn và dễ can phẳng hơn.
Kiều Dương (Theo Xinhua)