Chế độ ăn khoa học, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường vì nó ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh cũng như quá trình điều trị. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bệnh nhân tiểu đường không nên quá kiêng khem nhưng phải thoả mãn 2 điều kiện.
Thứ nhất, phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, tăng huyết áp đồng thời không làm hạ đường huyết lúc xa bữa ăn. Thứ hai, người bệnh nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường phải đảm bảo ổn định đường huyết nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Để đảm bảo được các yếu tố này, việc kiểm soát lượng đường và mỡ vào cơ thể là rất quan trọng. Giới chuyên môn khuyên các nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường nên được phân bổ như sau:
- 15-20% năng lượng cung cấp mỗi ngày từ các chất đạm - protid: các bữa ăn nên tăng cường ăn cá, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu thay vì các loại thực phẩm đóng sẵn như thịt hộp, pate, xúc xích. Có thể ăn các loại thịt (lợn, bò) đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi các bộ phận đó chứa nhiều cholesterol. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, kho, nướng hoặc hầm, không nên chiên xào.
- 25-30% là chất béo - lipid: người bệnh nên hạn chế ăn mỡ động vật, thay thế vào đó là các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu mè.
- 55-60% là chất đường bột - glucid: nên sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Không nên dùng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước ngọt và hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo. Cũng như thực phẩm protid, bạn nên chọn cách chế biến là luộc, nướng hơn là chiên.
- Bổ sung thêm các chất xơ, các vitamin: một ngày nên ăn khoảng 400 gam rau và trái cây tươi. Rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, khoáng chất rất tốt. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường và hạn chế tăng đường sau khi ăn. Nên tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn.
- Nắm rõ nguyên tắc 1-1-3-1-3-1 là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Theo đó, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng năng lượng cung cấp trong ngày như sau: bữa sáng 10% tổng năng lượng, bữa phụ sáng 10%, bữa trưa 30%, bữa phụ chiều 10%, bữa tối 30%, bữa phụ tối 10%.
Bệnh nhân lưu ý cần dựa vào tình trạng bệnh của mình mà sắp xếp thời điểm ăn cho hợp lý và chế độ ăn này nên được duy trì suốt đời bởi nó được coi là liệu pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc đơn giản và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, việc tập thể dục với người bệnh tiểu đường cũng rất quan trọng. Việc tập luyện giúp điều hoà tim mạch và kiểm soát đường huyết dễ hơn. Người bệnh nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với thể lực của mình như chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội. Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn (tối thiểu 30 phút mỗi ngày). Nên tuyệt đối tránh những môn thể thao nặng như tập tạ, hít đất, tập xà. Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nguyễn Linh

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu, tăng sức khỏe cho người bệnh, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Truy cập tdcare.vn, hotline 19006436 để biết thông tin. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.