Năm nay, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 1.565 sinh viên theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trường lấy điểm sàn từ 15 đến 20, tùy từng ngành và tổ hợp xét tuyển, cụ thể như sau:
Mức trên là tổng điểm các môn thi theo tổ hợp xét tuyển tính hệ số 1 và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).
Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ 17 đến 28,5. Ngành Đông Phương học không chỉ có điểm chuẩn cao nhất trường mà còn cao nhất Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo quyết định của Hội đồng tuyển sinh Đại học Việt - Nhật ngày 1/9, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành Cử nhân Nhật Bản học là 18 điểm. Đây là năm đầu tiên trường mở hệ đào tạo đại học với một ngành duy nhất là Nhật Bản học, chỉ tiêu 50 sinh viên.
"Ngưỡng đảm bảo chất lượng này phần lớn căn cứ vào ngưỡng chung của Đại học Quốc gia Hà Nội và điều kiện đảm bảo chất lượng khác công bố trong đề án tuyênt sinh đại học chính quy của trường", TS Nguyễn Hoàng Oanh, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ trong buổi tư vấn tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2020, Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 800 sinh viên cho 7 ngành đào tạo, gồm Kinh doanh quốc tế; Kế toán, phân tích và kiểm toán; Hệ thống thông tin quản lý; Marketing (song bằng VNU - HELP); Quản lý (song bằng VNU - Keuka); Tin học và kỹ thuật máy tính; Phân tích dữ liệu kinh doanh.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển căn cứ trên kết quả thi tốt nghiệp THPT là 17 cho ngành Kinh doanh quốc tế và 16 cho các ngành còn lại, tăng 1 điểm so với ngưỡng sàn năm ngoái.
Mức điểm trên được tính theo thang 30, đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng. Trừ tổ hợp A00, các tổ hợp có Ngoại ngữ thì môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2 và phải đạt tối thiệu 4. Khi đó, công thức tính điểm xét tuyển quy về thang 30 như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn chính x 2)/4 x 3 + Điểm ưu tiên.
Ví dụ, nếu thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế theo tổ hợp A01, kết quả thi các môn thi tốt nghiệp THPT đạt Toán 8, Lý 6, Tiếng Anh 8,5, điểm ưu tiên là 0 thì điểm xét tuyển đạt (8 + 6 + 8,5 x 2)/ 4 x 3 + 0 = 30/ 4 x 3 = 23,25.
Năm ngoái, điểm chuẩn vào khoa Quốc tế này là từ 17 đến 20,5.
Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội lấy điểm sàn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT ngành Marketing và truyền thông là 17 và ngành Quản trị doanh nghiệp và công nghệ 18. Mức này là tổng điểm ba môn trong tổ hợp xét tuyển theo hệ số 1, có tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Khoa cũng yêu cầu thí sinh phải đạt điểm tiếng Anh từ 5 trở lên. Những em có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 và TOEFL iBT từ 65 trở lên sẽ được quy đổi điểm với mức từ 8,5 đến 10.
Năm 2019, khoa chỉ tuyển ngành Quản trị doanh nghiệp và công nghệ. Điểm trúng tuyển là 16. Như vậy, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay còn cao hơn mức trúng tuyển năm ngoái 2 điểm.
Trước đó, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 16,5-18.