Đấu trường Hổ Quyền ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều cách trung tâm TP Huế khoảng 3 km được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng. Đấu trường là nơi triều đình tổ chức các trận chiến giữa voi và hổ để tôn vinh oai dũng của loài voi.
Khi chưa xây dựng đấu trường Hổ Quyền, triều đình Nguyễn thường tổ chức các trận chiến giữa voi và hổ ở bãi đất trống trên cồn Dã Viên nằm giữa dòng sông Hương cách đó khoảng 2 km.
Đấu trường Hổ Quyền ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều cách trung tâm TP Huế khoảng 3 km được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng. Đấu trường là nơi triều đình tổ chức các trận chiến giữa voi và hổ để tôn vinh oai dũng của loài voi.
Khi chưa xây dựng đấu trường Hổ Quyền, triều đình Nguyễn thường tổ chức các trận chiến giữa voi và hổ ở bãi đất trống trên cồn Dã Viên nằm giữa dòng sông Hương cách đó khoảng 2 km.
Đấu trường Hổ Quyền có nét tựa đấu trường La Mã, khi xây dựng lộ thiên, có cấu trúc theo hình vành khăn, hai vòng thành trong và ngoài được sử dụng gạch vồ. Vòng thành trong cao 5,8 m, vòng thành ngoài cao 4,75 m, dày trung bình 4,5 m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140 m, đường kính lòng chảo là 44 m.
Đấu trường Hổ Quyền có nét tựa đấu trường La Mã, khi xây dựng lộ thiên, có cấu trúc theo hình vành khăn, hai vòng thành trong và ngoài được sử dụng gạch vồ. Vòng thành trong cao 5,8 m, vòng thành ngoài cao 4,75 m, dày trung bình 4,5 m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140 m, đường kính lòng chảo là 44 m.
Ngoài thành có cửa cao với hai cánh bằng gỗ, đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", voi được đưa vào sân đấu bằng cửa này. Theo sử sách, trận chiến voi và hổ cuối cùng diễn ra ở đấu trường Hổ Quyền được tổ chức vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Ngoài thành có cửa cao với hai cánh bằng gỗ, đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", voi được đưa vào sân đấu bằng cửa này. Theo sử sách, trận chiến voi và hổ cuối cùng diễn ra ở đấu trường Hổ Quyền được tổ chức vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Đối diện với khán đài nơi xưa kia vua triều Nguyễn ngồi là 5 chuồng nhốt hổ, sân đấu là thảm cỏ hình tròn. Sau khi voi chiến được dẫn vào đấu trường, hổ sẽ được thả ra để bắt đầu trận. Đa số, các con hổ tham gia tử chiến với voi đều bị cắt hết nanh vuốt.
Đối diện với khán đài nơi xưa kia vua triều Nguyễn ngồi là 5 chuồng nhốt hổ, sân đấu là thảm cỏ hình tròn. Sau khi voi chiến được dẫn vào đấu trường, hổ sẽ được thả ra để bắt đầu trận. Đa số, các con hổ tham gia tử chiến với voi đều bị cắt hết nanh vuốt.
Bên trong một chuồng nhốt hổ nằm phía dưới chân thành của đấu trường Hổ Quyền.
Sau chiến tranh, đấu trường Hổ Quyền hoang phế và bỏ không, trông rất nhếch nhác.
Để hồi sinh di tích này, cuối năm 2019, đấu trường được Trung tâm Di tích cố đô Huế tiến hành trùng tu, gồm các hạng mục: hệ thống tường thành, bậc cấp, hệ thống ròng rọc gỗ mở cửa các chuồng hổ. Hiện nay, việc tu bổ đang ở trong giai đoạn nghiệm thu.
Sau chiến tranh, đấu trường Hổ Quyền hoang phế và bỏ không, trông rất nhếch nhác.
Để hồi sinh di tích này, cuối năm 2019, đấu trường được Trung tâm Di tích cố đô Huế tiến hành trùng tu, gồm các hạng mục: hệ thống tường thành, bậc cấp, hệ thống ròng rọc gỗ mở cửa các chuồng hổ. Hiện nay, việc tu bổ đang ở trong giai đoạn nghiệm thu.
Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh.
Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh.
Xung quanh đấu trường Hổ Quyền được bố trí hoa văn là những đầu cá chép.
Bên trái khán đài là hệ thống bậc đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và triều thần. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ.
Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, sau khi hoàn thành trùng tu, đơn vị sẽ tổ chức tour tham quan đấu trường Hổ Quyền, điện Voi Ré.
Bên trái khán đài là hệ thống bậc đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và triều thần. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ.
Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, sau khi hoàn thành trùng tu, đơn vị sẽ tổ chức tour tham quan đấu trường Hổ Quyền, điện Voi Ré.
Võ Thạnh
Du khách có thể tham quan những danh thắng, thưởng thức ẩm thực cố đô khi tham gia giải VnExpress Marathon Huế 2020 - lần đầu tổ chức ở cố đô. Runner có cơ hội chạy qua nhiều địa danh nổi tiếng như sông Hương, lăng tẩm cổ kính. Giải dự kiến thu hút khoảng 5.000 vận động viên, trong đó hơn 30% là người nước ngoài. Xem thông tin chi tiết tại đây.
- Vận động viên VnExpress Marathon được miễn phí tham quan Huế
- Huế tưởng niệm người chết năm 1885
- Lễ tế đàn Âm hồn tưởng nhớ ngày kinh đô Huế thất thủ