Chỉ riêng trong tháng 3 sau khi bùng nổ thông tin về sáp nhập các tỉnh thành, giá và lượng tìm kiếm đất nền trên cả nước biến động mạnh, tăng trung bình từ 20-67% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thực tế lượng giao dịch ghi nhận chỉ tăng trưởng tại các tỉnh thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.
Tôi cho rằng, vấn đề cốt lõi của bất động sản nằm ở chỗ tùy vùng mới có cơ hội phát triển sau sáp nhập chứ không phải cứ mua là lời. Vùng có tiềm năng phát triển thực sự thì bất động sản nơi đó đã nằm trong quy hoạch từ rất lâu rồi.
Ví dụ như khu vực sân bay Long Thành chẳng hạn. Vấn đề là sân bay Long Thành từ lúc hình thành trên giấy cho đến bây giờ vẫn chưa hoạt động, xung quanh dân cư thưa thớt, tiện ích dịch vụ không có. Hệ quả là những ai đã đổ vốn vào đây gần như chôn chân mấy năm qua, không thoát ra được.
Đối với những ai có nguồn tiền nhàn rỗi thì sẽ không phải lo vì chuyện này. Họ sẽ coi như tài sản tích trữ, muốn lên giá khi nào thì lên vì chưa cần bán gấp. Nhưng với những ai đi vay ngân hàng để đầu tư thì hiện tại lại là vấn đề đau đầu. Lời hay không thì chỉ có người đầu tư mới biết?
>> Trái đắng 'lướt sóng' căn nhà 4,5 tỷ của cụ ông U70
Có thể thấy, nơi được đánh giá là "có tiềm năng lớn" như vậy mà hạ tầng trong gần chục năm còn chưa đâu tới đâu, thì những nơi "đồng không mông quạnh" chỉ vì tin đồn sáp nhập tỉnh thành mà đòi tăng giá 30-100% nếu không phải đang ảo tưởng sức mạnh thì là gì? Không phải tất cả chỉ là do miệng "cò đất" thổi phồng giá hay sao?
Tóm lại, người dân nên tỉnh táo trong giai đoạn này. Sáp nhập tỉnh thành cũng chỉ đơn giản là tinh gọn giấy tờ pháp lý và quản lý chung trên cả nước mà thôi. Có chăng là tạo động lực để tăng trưởng kinh tế thêm cho một vài khu vực có tiềm năng phát triển thêm. Còn lại, bất động sản hay năng lực của địa phương cũng chỉ có thế, thay đổi gì đâu? Nhà cửa, đất đai, cơ sở hạ tầng, đường xá... nó có chân đâu mà biết chạy từ nơi này qua nơi khác?
Nhìn nhận về đà tăng giá "nóng" của đất nền, giới chuyên gia cho rằng xu hướng tăng này không bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lịch sử cho thấy mỗi khi xuất hiện thông tin về quy hoạch mới, giá đất ở khu vực liên quan thường tăng mạnh trong ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) của nhà đầu tư. Các chuyên gia lưu ý nhà đầu tư cẩn trọng và đi dài hạn, hạn chế lướt sóng theo thông tin tăng giá nếu không phải dân chuyên nghiệp và vốn không đủ mạnh.
- Hành trình 5 năm tay trắng mua nhà của vợ chồng 9X
- Có 11.000 m2 đất dưỡng già sau 30 năm làm con nợ
- Giá vàng tăng 21 lần nhưng bánh mì tôi ăn đắt hơn 30 lần
- 'Chung cư Hà Nội giá 9 tỷ, tôi thà ra vùng ven mua nhà đất, sắm ôtô'
- 'Cầm ba tỷ đồng nửa năm không mua nổi đất ngoại thành Hà Nội'
- 'Mang một tỷ đồng đi mua đất để bảo toàn tài sản'
- 'Tìm đỏ mắt không thấy mảnh đất dưới 500 triệu đồng ở quê'