Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh theo bốn phương thức. Thứ nhất, trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Thí sinh phải tham dự kỳ thi đồng thời có hạnh kiểm bậc THPT từ khá trở lên. Các ngành ngoài sư phạm có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 15 điểm.
Hai là thí sinh có hạnh kiểm tốt và học lực giỏi ba năm THPT nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau thì được xét tuyển thẳng: là học sinh đội tuyển quốc gia của các trường chuyên trực thuộc trường đại học; đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi quy mô cấp tỉnh; là học sinh trường THPT chuyên hoặc trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP HCM; có một trong các chứng chỉ IELTS 6.0, TOEFL iBT 61, TOEIC 600, DELF B1, TCF 300, MOS 950 trở lên.
Thứ ba, Đại học Sư phạm Hà Nội xét học bạ của thí sinh dự thi các ngành thuộc nhóm khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên. Các em phải có hạnh kiểm THPT loại tốt và học lực giỏi ba năm. Đối với các ngành ngoài sư phạm, nếu xét học bạ, thí sinh có học lực từ khá trở lên.
Bốn là xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 hoặc xét học bạ với thi năng khiếu. Phương thức này áp dụng cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mâm non - Sư phạm tiếng Anh.
Chỉ tiêu cụ thể theo ngành của Đại học Sư phạm Hà Nội:
Năm 2019, Đại học Sư phạm Hà Nội lấy điểm chuẩn 16-26,4, trong đó ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh cao nhất. Nhiều ngành ngoài sư phạm có điểm chuẩn thấp, chỉ 16-17 điểm, ví dụ Công tác xã hội, Sinh học, Triết học hay Việt Nam học.
Thanh Hằng