Trả lời:
Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng và tính lạnh, có khả năng thanh nhiệt, giải độc ở phế, tỳ vị và đại trường. Khi muốn sử dụng xuyên tâm liên, thầy thuốc y học cổ truyền phải chẩn đoán xem người bệnh có đang tích nhiệt ở phế, đại trường hay không thì sử dụng mới hiệu quả.
Nếu người bệnh không bị tích nhiệt mà sử dụng kéo dài sẽ làm thay đổi tính hàn nhiệt trong cơ thể. Trong khi đó, theo đông y, bệnh sinh ra do sự mất quân bình âm dương, tức yếu tố hàn và nhiệt phải giữ quân bình với nhau.
Nếu chúng ta cứ ăn liên tục một món ăn, sử dụng liên tục một vị thuốc, đặc biệt là vị thuốc có tính lạnh như xuyên tâm liên sẽ làm tổn thương dương khí, làm cơ thể nghiêng về phía hàn (lạnh) nhiều hơn. Người bệnh sẽ xuất hiện tiêu chảy nhiều hơn, đầy bụng không rõ lý do, cơ thể ớn lạnh, lạnh từ hai đầu gối xuống chân...
Từ các lý luận đông y, chúng tôi không khuyến cáo người bệnh sử dụng xuyên tâm liên để điều trị hậu Covid. Bởi trong giai đoạn này, người bệnh bị hư nhiệt là chính, tức tổn thương khí huyết cần phải sử dụng thuốc vị bổ, trong khi đó xuyên tâm liên không thuộc nhóm này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đàn
(Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3)