Quận Hoàn Kiếm chiếm gần 90% lượng rác tái chế sau 6 tháng thí điểm phân loại tại nguồn, giúp TP Hà Nội tiết kiệm cả tỷ đồng mỗi năm, theo lãnh đạo Urenco.
Từ ngày 1/1/2025, cá nhân, hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 nhóm trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển, theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bắt buộc phân loại rác tại nguồn từ 2025, tuy nhiên các địa phương tùy tình hình thực tế sẽ triển khai ở quy mô phường, xã sau đó nhân rộng.
Hà Nam kêu lúng túng trong việc phân chia rác thành 3 hay 5 loại, Thanh Hóa nói thiếu nhân lực quản lý lĩnh vực này, thiếu xe chuyên chở rác đã phân loại.
Tôi bật cười khi đọc tin bò Đan Mạch ợ hơi sẽ chịu thuế, trước mặt là thùng rác ngày nào cũng bốc mùi vì thức ăn thừa phân hủy.
Từ tháng 6, 23 phường sẽ thí điểm phân loại rác thành bốn nhóm, sau đó Hà Nội sẽ xem xét triển khai trên toàn thành phố trong năm 2026.
'Chúng ta cứ kêu gọi người dân phân loại rác tại nhà, nhưng các nhân viên thu gom lại trút tất lên xe và thẳng tiến ra bãi chôn lấp'.
Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xe gom rác ba gác tự chế là hệ quả của quy hoạch manh mún, đường sá nhỏ hẹp, dành cho xe máy.
Theo WWF Việt Nam, nguyên tắc để giảm nhựa tại các nhà hàng, quán cà phê gồm từ chối, tiết giảm, tái sử dụng, tái chế và thu gom.
Thụy ĐiểnNhà máy Site Zero rộng 60.000 m2 có thể phân loại tới 200.000 tấn rác nhựa mỗi năm nhờ hệ thống camera hồng ngoại.
Điều khiến tôi cảm thấy khó khăn nhất khi lần đầu tiên đến sống, làm việc ở Hàn Quốc là vứt rác. Hàn Quốc không chỉ phân loại rác từ nguồn, mà còn có nhiều quy định rất khắt khe.
Khi mua một chai nước ở cửa hàng, người ta luôn tính thêm phí tái chế, ai uống xong mang vỏ đến siêu thị trả sẽ được lấy lại tiền.
Phân loại rác nhưng bị người nhặt ve chai bới tung tóe, giờ thu gom không cố định, hàng xóm vứt ké... tôi đau đầu tìm cách đối phó.
Người Nhật phân loại rác thành 4 hạng mục chính và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc phân loại và lịch đổ rác theo từng địa phương.
Hà NộiHai năm nay, những thùng rác biến mất khỏi nhà người dân thôn Nghĩa Vũ, thay vào đó là một thùng nhựa để ủ cơm thừa, rau cỏ thành phân bón, đặt ngoài cổng.
Dăm bảy năm trước, tôi sống trong một con ngõ sát bờ sông Sét thuộc phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Người dân có trách nhiệm phân loại rác tại nguồn, nhưng phải có sự kết hợp đồng bộ từ đơn vị thu gom, xử lý đến cơ quan quản lý.
Muốn phân loại rác hiệu quả, đầu tiên phải có nhà máy xử lý, hệ thống xe thu gom, rồi mới tuyên truyền, vận động người dân và xử phạt.
Mô hình phân loại rác tại nguồn đã được thí điểm ở Hà Nội, TP HCM, Hưng Yên từ 10-20 năm trước nhưng đều không đạt kết quả như mong muốn.