Trong 103 năm tại thế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho người dân Việt Nam. Nhân giỗ đầu Đại tướng, VnExpress thực hiện dự án này để tưởng nhớ ông - một con người mà ngay cả khi đã ra đi vẫn trở thành nguồn sức mạnh đưa cả dân tộc xích lại gần nhau.
Dù là một vị tướng vĩ đại, trong đời thường Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ hình ảnh một người cha, người ông thân thiết bình dị khi dạo chơi trong vườn cùng cháu nội. Video do gia đình Đại tướng ghi lại năm 2004.
Ngoài những bộ phim về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, câu chuyện xúc động của nữ nhà báo người Mỹ với những ký ức khi chụp ảnh cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ được gửi đến sinh viên 10 trường đại học ở Mỹ.
Hàng đoàn người đến nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tối 23/9 (tức 30/8 âm lịch). Họ mang theo nhiều hoa và thắp nến thành dòng chữ "Đại tướng nhân dân bất tử".
Hàng trăm ngọn nến xếp thành hàng chữ "Đại tướng nhân dân bất tử" soi sáng lung linh khu vườn số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) trong ngày giỗ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lớp lớp người ken dày từ trên bờ xuống dưới mép nước, kéo dài 12 km dọc quãng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) hò reo cho 30 đội thuyền đua mừng Tết Độc lập.
Người cựu binh ở Quảng Nam dành dụm suốt hơn 20 năm để dựng ngôi nhà gỗ khang trang làm nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các vận động viên Việt Nam giành trọn bốn bộ HC vàng ở giải đấu nằm trong hệ thống chính thức của Hiệp hội Marathon quốc tế AIMS.
Đề án về 4 công trình tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm tượng đài, công viên, khu lưu niệm ở quê nhà và khu mộ đang được tỉnh Quảng Bình gấp rút hoàn chỉnh để trình Chính phủ phê duyệt.
Tối 25/8, hàng trăm người dân, cựu chiến binh, sinh viên mang hoa, nến đến căn nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) tưởng nhớ ngày sinh nhật lần thứ 104 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Những vật dụng thân thiết với các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III được trao lại cho Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội để chỉnh lý bổ sung di tích cách mạng kháng chiến Nhà và hầm D67.
'Chúng ta được sống như ngày nay là nhờ cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống nên phải cố gắng đưa anh em về với gia đình', Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường căn dặn như vậy lúc sinh thời.
"Không có quyền lợi nào cao hơn tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và không có hy sinh nào lớn lao hơn hy sinh tính mạng con người để bảo vệ đất nước", ông Võ Điện Biên khẳng định trong buổi gặp mặt các cựu chiến binh tại Hà Nội.
Tuyến đường đầu tiên mang tên cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Huế có chiều dài 2 km (quy hoạch dài 6,5 km), chiều rộng 100 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 60 m với bốn làn xe.
100% đại biểu có mặt đã đồng ý thông qua Tờ trình Nghị quyết đặt tên và điều chỉnh độ dài 26 đường phố. Hội đồng cũng ghi nhận đề xuất đặt tên Trường Sa, Hoàng Sa của cử tri thủ đô.
Theo Thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến, việc xây dựng doanh trại cho lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ tại khu mộ Đại tướng đang được khảo sát, nghiên cứu phương án xây dựng.
Trở về với cuộc sống đời thường trong thời bình, đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng hải quân Nguyễn Văn Tình... có thời gian ăn cơm bên vợ con, thảnh thơi đọc sách, chơi nhạc.
Đức Pháp Vương cùng tăng đoàn đã thắp hương tụng kinh, cầu cho anh linh Đại tướng được vãng sinh về cảnh giới cực lạc của Đức Phật A di đà.
Để thể hiện lòng tôn kính, tri ân và giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh, tỉnh Phú Yên đặt tên cho ngôi trường có nhiều cấp học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cảnh mưa rừng cơm vắt, máu trộn bùn non được tái hiện sinh động qua các mô hình trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa khai trương ở TP Điện Biên.