Đồ âm thanh tự lắp. (Bd-design) |
Có vô số diễn đàn trên mạng chuyên bàn về việc DIY đồ âm thanh, "điểm danh" qua thì có diyaudio.com; audiosylum.com; diyhify.org trong đó diyaudio.com là trang web về DIY lớn nhất với nhiều thành viên gạo cội là người sáng lập ra các hãng sản xuất thiết bị âm thanh danh tiếng như Audio Note, Pass Lab...
*Thú chơi đồ âm thanh cổ |
*Ampli analog và ampli digital |
*Bảo vệ hệ thống âm thanh |
Việt Nam, phong trào DIY chỉ xuất hiện khi Internet được phổ cập rộng rãi. Năm 2000, trên mạng ttvnol đã có mục riêng dành cho dân chơi âm thanh. Gần đây, trang web vnav.net ra mắt, tuy mới hoạt động được gần 3 tháng, nhưng đã thu hút được gần 500 thành viên tham gia.
Tại buổi "test" đồ của dân DIY tại một hộ chung cư nhỏ khu B6 Bách Khoa, rất nhiều sản phẩm tự "ráp" đã được mang tới "trình diễn". Nằm bên cạnh cặp ampli 300B monoblock hàng hiệu của Audio Note có giá vài ngàn Mỹ kim là chiếc ampli 300B xù xì tự ráp của một viên chức ngân hàng với mức đầu tư chưa tới 8 triệu. Ampli của anh cũng làm được sơ đồ mạch Conquest nổi tiếng của hãng Audio Note với nhiều linh kiện được đặt từ nước ngoài. Nhưng đó chưa phải là thiết bị âm thanh tự chế có giá rẻ nhất. Cặp monoblock chạy bóng Nga 6Pi3C được thiết kế khá chuyên nghiệp của một bạn trẻ hiện đang là sinh viên kiến trúc chỉ tốn hơn 200.000 đồng. Giá rẻ kỷ lục cho một ampli đèn. Còn những ampli bán dẫn chạy IC công suất TDA7294 cũng chỉ dao động trong mức đầu từ 200.000 - 300.000 đồng. Bộ đôi ampli Class A 20 Watt được lắp theo mạch DoZ (Death of Zen) nổi tiếng, chất tiếng khá chững chạc và có khả năng thi đấu ngang ngửa với các ampli bán dẫn hàng nghìn USD cũng chỉ có mức đầu tư hơn 1 triệu đồng.
Ampli tự "chế". (Audio-consulting) |
Mặc dù chi phí để hoàn thành một sản phẩm tự lắp ghép một sản phẩm nhiều lúc rẻ không ngờ, nhưng cũng có những thiết bị được làm với chi phí không hề rẻ. Chẳng hạn, riêng tiền đặt mua các loại biến áp của ampli EL34 kéo đẩy của một DIYer gạo cội cũng đã lên tới hơn 1.000 USD.
*5 bí quyết để có dàn âm thanh tốt |
*Tự đóng thùng loa Fostex toàn dải |
*Đóng loa Churchill tại Hải Phòng |
Ngoài ampli, dân DIY có thể tự chế tạo nhiều sản phẩm khác như loa, bộ chuyển đổi tín hiệu analog (DAC), bộ phân tần chủ động... Thậm chí đến những phụ kiện như bộ lọc nguồn, dây loa, dây tín hiệu... cũng được tự chế. Có thể nói, gần như bất cứ thứ gì cũng có thể DIY và phối ghép theo một thiết kế riêng để thỏa mãn "chí chơi" của mình.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là, với mức đầu tư khiêm tốn như vậy, chất lượng các sản phẩm DIY có sánh ngang với các sản phẩm thương mại. Trong đại đa số trường hợp, một sản phẩm tự thiết kế và lắp ráp cẩn thận có chất lượng âm thanh vượt trội so với các sản phẩm thương mại cùng giá tiền, thậm chí gấp nhiều lần giá tiền. Do được làm thủ công nên các thiết bị này chỉ kém đồ thương mại ở hình thức và tính năng sử dụng. Tuy nhiên, nó lại mang phong cách rất riêng mà không một mặt hàng audio thương mại nào có được.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, thú tự ráp đồ âm thanh còn mang lại cho người trong cuộc rất nhiều niềm vui. Đó là khả năng chủ động trong sáng tạo, là cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành một tác phẩm của chính mình.
Tác phẩm DIY đã hoàn thành. (Dddac) |
Thế nhưng, do điều kiện khó khăn, khan hiếm về linh kiện chất lượng tốt nên trong quá trình thu thập nguyên vật liệu để làm đồ âm thanh, các DIYer thường mua rất nhiều để lựa chọn ra một loại phù hợp nhất. Nhiều người lại còn có thói quen sưu tầm linh kiện đầy nhà, đến nỗi lắp không hết và cũng chẳng biết để sử dụng vào việc gì.
Những người cùng niềm đam mê lắp ráp đồ âm thanh thường xuyên trao đổi linh kiện và tương trợ nhau mỗi khi vướng mắc về kỹ thuật. Đã có trường hợp một bạn tại TP HCM hoàn thành chiếc ampli bóng đèn EL34 single-end nghe khá hay mà chỉ tốn 10.000 đồng, vì toàn bộ linh kiện đều được ủng hộ.
(Theo XHTT)