Các nhà khoa học Tây Ban Nha cho biết chế độ Atkins rất nổi tiếng nhưng không có bằng chứng cho thấy có thể giúp giảm cân dài hạn. Chế độ ăn này khuyến khích thay bánh mì và khoai tây chiên bằng bít tết vào bữa sáng, được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Nghiên cứu mới nhất từ ĐH Rovira i Virgili theo dõi sức khỏe của đàn ông và phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh tim trong gần 5 năm. Lượng protein ăn vào được chú ý kỹ. Phân tích cho thấy những người ăn nhiều chất đạm và ít carbohydrate - một mô hình chế độ ăn giống Atkins - có khả năng tăng 10% cân nặng gấp 2 lần so với những người khác. 59% người tham gia đối mặt với nguy cơ tử vong trong thời gian nghiên cứu. Những người dung nạp protein mà còn cắt giảm chất béo thì xuất hiện nhiều nguy cơ hơn với 66% khả năng tử vong.
Chế độ ăn với lượng protein cao liên quan đến nguy cơ tăng trọng lượng cơ thể lâu dài và tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch. Các tác giả cho rằng nguyên do xuất phát từ việc suy thận cũng như những thay đổi về nồng độ chất béo trong máu và cách cơ thể xử lý đường.
"Hiện không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng các chế độ ăn giàu protein là một chiến lược để giảm cân lâu dài. Có một số bằng chứng, bao gồm cả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy tác dụng tiêu cực của một chế độ ăn uống giàu protein", các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày có thể là cách tốt nhất để có được hình dáng như ý. Những người béo phì với sự thiếu hụt vitamin D nên uống bổ sung.
Lê Phương (Theo Sensible Diet)