Người dân muốn khu đất xây chung cư là quyền sử dụng lâu dài của họ chứ không mất đi sau khi chung cư bị phá bỏ. Giá đất xây chung cư thì không giống nhau vì nó phụ thuộc vào vị trí.
Nếu là trung tâm thì tiền đất có khi cao hơn tiền xây nhà. Người nhà tôi vừa mua một nhà cũ nát ở trung tâm giá là sáu tỷ đồng chỉ có 40m2, bỏ thêm hai tỷ xây nhà thành tám tỷ đồng.
Sau 50 năm đập đi xây lại thì cứ cho là gấp hai lần thì tiền đất là 12 tỷ còn xây chỉ mất bốn tỷ. Nếu bán cái nhà nát ấy cũng thu được 12 tỷ tiền đất chứ không mất trắng.
Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn là một đề xuất có sức ảnh hưởng tới hàng chục triệu người dân đang sống ở các đô thị trên cả nước. Đề xuất này đang thu hút sự tranh luận của xã hội với sự đồng thuận và không đồng thuận của người sở hữu chung cư.
Trước đây chung cư chỉ có ở nội đô và độ cao phần lớn không quá sáu tầng. Bây giờ chung cư mọc dày đặc ở vùng ven và độ cao lên tới 30 - 40 tầng rất phổ biến.
Khi mua chung cư là người dân đã mua cả mảnh đất của chung cư. Ví dụ mảnh đất xây chung cư hiện tại là 100m2 xây 25 tầng giá mua là 2022 là hai tỷ đồng một căn. Sau 70 năm đập bỏ thì tạm tính là có 25 hộ sở hữu như vậy mỗi hộ có 4m2 đất. Nếu bán miếng đất với giá 200 triệu đồng một m2 thì mỗi hộ sẽ có 800 triệu đồng. Chủ đầu tư lại tiếp tục xây chung cư trên mảnh đất đó cũng 25 tầng và bán với giá 4 tỷ đồng một căn, người mua sẽ phải bỏ thêm 3,2 tỷ đồng nữa để sở hữu.
Vấn đề là trong 25 hộ ai có đủ 3,2 tỷ đồng thì mới mua được, ai không có khả năng thì được trả 800 triệu đi nơi khác sống.
Ví dụ có thể chưa hoàn toàn chính xác sau 70 năm có nhiều biến động nhưng để mọi người có cái nhìn thực tế hơn cho dù áp dụng thời hạn cho chung cư hay không thì chung cư đã hư hỏng là phải đập bỏ và xây mới, người mua cho dù có được trả tiền đất thì cũng phải bỏ thêm rất nhiều tiền để mua chung cư mới. Chung cư cũ nội đô có lợi thế về giá đất, có thể tăng gấp đôi chiều cao nên chủ đầu tư có lãi họ mới làm.
>> Có trăm mét đất nhưng phải mua chung cư để
Nếu mất hoàn toàn quyền sử dụng đất thì khó có ai dám sở hữu chung cư. Chủ đầu tư lúc đó chỉ có thể xây cho thuê thôi. Mà xây cho thuê thì chủ đầu tư đều không có vốn, toàn đi vay thì làm sao có tiền xây cho thuê?
Việc bán chung cư có thời hạn cũng là một ý tưởng mới xong nó sẽ phải đi kèm thêm những điều kiện mới để cho ai mua thấy lợi thì họ sẽ mua. Ví dụ có hai dòng chung cư: sở hữu lâu dài thì giá là năm tỷ đồng , sở hữu có thời hạn thì 2,5 tỷ. Bạn đang có 5 tỷ, bạn chỉ mua được một căn chung cư lâu dài, nếu bạn mua chung cư có thời hạn thì bạn dư ra được 2,5 tỷ mua đất vùng ven để đó.
Bạn được lợi là có được vị trí trung tâm để đi làm, đi học và số tiền thuê trong 50 năm chắc chắn rẻ hơn thuê từng tháng và không bị động khi chủ không muốn cho thuê nữa. Sau 50 năm bạn có thể xây nhà trên đất bạn đã mua chứ không phải là vô gia cư.
Nếu bạn chỉ có 2,5 tỷ và bạn không muốn mua chung cư có thời hạn thì bạn sẽ mua đất vùng ven và thuê chung cư trung tâm ở. Số tiền thuê nhà của bạn phải tăng gấp đôi và bị động chỗ ở. Nếu có được nhiều sự lựa chọn đều là tốt vì tài chính của mọi người là không giống nhau.
>> Không cố đấm ăn xôi ở nhà hẻm bảy tỷ đồng
Vì hiện luật chưa ra đời nên chúng ta mới chỉ đưa ra những ý kiến tạm thời để những người làm luật cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu luật đưa ra phương án cho cư dân lựa chọn theo hai hướng lâu dài và có thời hạn với giá cả khác biệt nhau khoảng từ 30% ( cho giá đất) thì cũng có một số người lựa chọn vì tài chính là khác nhau.
Chỉ mong các nhà làm luật sớm có câu trả lời dứt khoát để những người muốn mua chung cư có quyết định cuối cùng. Việc này ảnh hưởng lớn đến tiến độ bán chung cư của các chủ đầu tư và người mua chung cư gây khó khăn cho họ trong thời gian tới.
Hồng Nhung
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.