Bác sĩ Nguyễn Khắc Ninh, 51 tuổi, Trưởng Khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, chuẩn bị dụng cụ để tiến hành điện châm cho bệnh nhân, chiều 22/9.
Châm cứu là phương pháp cổ truyền dùng kim châm vào các huyệt vị trên cơ thể người. Bác sĩ Ninh cho biết, huyệt đạo là nơi thông khí vào ra trên cơ thể. Mỗi bên cơ thể người có khoảng 300 huyệt. Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết. Khi kích thích các huyệt vị, kinh lạc, tác dụng làm cân bằng âm dương, điều hòa chức năng tạng phủ kinh lạc. Y học hiện đại kết hợp kim châm và dòng điện để hỗ trợ kích thích, gọi là điện châm.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Ninh, 51 tuổi, Trưởng Khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, chuẩn bị dụng cụ để tiến hành điện châm cho bệnh nhân, chiều 22/9.
Châm cứu là phương pháp cổ truyền dùng kim châm vào các huyệt vị trên cơ thể người. Bác sĩ Ninh cho biết, huyệt đạo là nơi thông khí vào ra trên cơ thể. Mỗi bên cơ thể người có khoảng 300 huyệt. Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết. Khi kích thích các huyệt vị, kinh lạc, tác dụng làm cân bằng âm dương, điều hòa chức năng tạng phủ kinh lạc. Y học hiện đại kết hợp kim châm và dòng điện để hỗ trợ kích thích, gọi là điện châm.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá trong một số di chỉ 25.000 năm tuổi. Thời đại đồ đồng, người ta làm ra các cây kim bằng đồng gọi là đồng châm. Sau này, con người biết dùng sắt để tạo ra các cây kim bằng sắt nhỏ tinh xảo hơn.
Để thực hiện thủ pháp điện châm cần chuẩn bị bộ kim châm, xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh. Kim châm làm bằng thép không gỉ, thông thường chiều dài cây kim từ 5 cm đến 20 cm. Kim cần được hấp tiệt trùng hoặc kim đã tiệt trùng dùng một lần.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá trong một số di chỉ 25.000 năm tuổi. Thời đại đồ đồng, người ta làm ra các cây kim bằng đồng gọi là đồng châm. Sau này, con người biết dùng sắt để tạo ra các cây kim bằng sắt nhỏ tinh xảo hơn.
Để thực hiện thủ pháp điện châm cần chuẩn bị bộ kim châm, xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh. Kim châm làm bằng thép không gỉ, thông thường chiều dài cây kim từ 5 cm đến 20 cm. Kim cần được hấp tiệt trùng hoặc kim đã tiệt trùng dùng một lần.
Bác sĩ sẽ châm những cây kim vào từng huyệt trên cơ thể bệnh nhân, tùy theo bệnh lý. Từng vị trí huyệt sẽ châm kim dài ngắn khác nhau.
Trong ảnh, bác sĩ Ninh châm kim huyệt Bát tà ở bàn tay cho cụ bà 85 tuổi mắc tai biến mạch máu não, bị liệt nửa người. Với vị trí này, bác sĩ sử dụng kim ngắn 6 cm. Theo bác sĩ, đây là vùng ít cơ, dễ bị đau, nên châm kim ngắn. Trong thủ thuật châm cứu, người bệnh chỉ đau ở thì qua da, tức là khi kim xuyên qua da hơi đau nhói một chút. Nếu bác sĩ châm không đúng huyệt, bệnh nhân sẽ bị đau nhiều.
Bác sĩ sẽ châm những cây kim vào từng huyệt trên cơ thể bệnh nhân, tùy theo bệnh lý. Từng vị trí huyệt sẽ châm kim dài ngắn khác nhau.
Trong ảnh, bác sĩ Ninh châm kim huyệt Bát tà ở bàn tay cho cụ bà 85 tuổi mắc tai biến mạch máu não, bị liệt nửa người. Với vị trí này, bác sĩ sử dụng kim ngắn 6 cm. Theo bác sĩ, đây là vùng ít cơ, dễ bị đau, nên châm kim ngắn. Trong thủ thuật châm cứu, người bệnh chỉ đau ở thì qua da, tức là khi kim xuyên qua da hơi đau nhói một chút. Nếu bác sĩ châm không đúng huyệt, bệnh nhân sẽ bị đau nhiều.
Trên cánh tay bệnh nhân, bác sĩ châm huyệt Ngoại quan xuyên Tam dương lạc. Đây là kỹ thuật châm xuyên huyệt. Trong kỹ thuật châm kim ngắn, tay bác sĩ cầm ở phần thân kim, thực hiện dứt khoát thì qua da, sau đó hướng mũi kim từ huyệt này đến huyệt kia.
Theo bác sĩ Ninh, nhóm huyệt khó châm ở những chỗ vùng cơ bị co cứng mạnh quá. Những vùng cơ dày, khi đi kim châm vào, bệnh nhân thường có phản xạ co cơ, cứng cơ. Vì vậy, quá trình châm phải từ từ để không bị vướng mới đẩy được kim vào đúng huyệt.
Trên cánh tay bệnh nhân, bác sĩ châm huyệt Ngoại quan xuyên Tam dương lạc. Đây là kỹ thuật châm xuyên huyệt. Trong kỹ thuật châm kim ngắn, tay bác sĩ cầm ở phần thân kim, thực hiện dứt khoát thì qua da, sau đó hướng mũi kim từ huyệt này đến huyệt kia.
Theo bác sĩ Ninh, nhóm huyệt khó châm ở những chỗ vùng cơ bị co cứng mạnh quá. Những vùng cơ dày, khi đi kim châm vào, bệnh nhân thường có phản xạ co cơ, cứng cơ. Vì vậy, quá trình châm phải từ từ để không bị vướng mới đẩy được kim vào đúng huyệt.
Ở lưng bệnh nhân, bác sĩ sử dụng cây kim dài 20 cm châm từ huyệt Giáp tích ở đốt thắt lưng thứ nhất (L1), đi qua nhiều huyệt Giáp tích, xuống đến đốt thắt lưng thứ 5 (L5). Đây gọi là điện mãn châm hay đại trường châm, tức thủ pháp châm kim dài.
Nếu như khi châm kim ngắn tay bác sĩ cầm ở phần thân kim, thì châm kim dài, tay bác sĩ bắt buộc phải cầm đến tận phần mũi kim. Lực các ngón tay cầm kim phải đều, tránh trường hợp những ngón lực mạnh làm kim bị cong.
Ở lưng bệnh nhân, bác sĩ sử dụng cây kim dài 20 cm châm từ huyệt Giáp tích ở đốt thắt lưng thứ nhất (L1), đi qua nhiều huyệt Giáp tích, xuống đến đốt thắt lưng thứ 5 (L5). Đây gọi là điện mãn châm hay đại trường châm, tức thủ pháp châm kim dài.
Nếu như khi châm kim ngắn tay bác sĩ cầm ở phần thân kim, thì châm kim dài, tay bác sĩ bắt buộc phải cầm đến tận phần mũi kim. Lực các ngón tay cầm kim phải đều, tránh trường hợp những ngón lực mạnh làm kim bị cong.
Chân bệnh nhân, bác sĩ châm huyệt Lương khâu xuyên qua huyệt Bễ quan. Khi châm kim dài, cây kim được đặt ở góc 60 độ với bề mặt da. Sau khi kim xuyên qua da, bác sĩ mới hướng cây kim đến vùng cần đẩy vào. Tuyệt đối không đặt kim ngay từ đầu hướng đến huyệt kia. Châm kim dài cần tuân thủ thì qua da phải dứt khoát, đủ mạnh.
Khi đẩy kim xuyên huyệt, bác sĩ đẩy từ từ theo dõi mức độ co cơ của bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân co cơ, bác sĩ Ninh dừng lại. Anh giải thích: "Nếu đẩy tiếp, kim chắc chắn bị cong phải thực hiện lại, hoặc phải thay kim khác".
Chân bệnh nhân, bác sĩ châm huyệt Lương khâu xuyên qua huyệt Bễ quan. Khi châm kim dài, cây kim được đặt ở góc 60 độ với bề mặt da. Sau khi kim xuyên qua da, bác sĩ mới hướng cây kim đến vùng cần đẩy vào. Tuyệt đối không đặt kim ngay từ đầu hướng đến huyệt kia. Châm kim dài cần tuân thủ thì qua da phải dứt khoát, đủ mạnh.
Khi đẩy kim xuyên huyệt, bác sĩ đẩy từ từ theo dõi mức độ co cơ của bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân co cơ, bác sĩ Ninh dừng lại. Anh giải thích: "Nếu đẩy tiếp, kim chắc chắn bị cong phải thực hiện lại, hoặc phải thay kim khác".
Bác sĩ nhận định thủ pháp châm kim dài là khó, phải kinh nghiệm lâu năm mới có thể thực hiện nhuần nhuyễn. "Có những bệnh nhân phải thực hiện mấy lần mới châm xong một cái kim", bác sĩ chia sẻ.
Có những lúc, bác sĩ phải vừa đẩy kim vừa xoa nhẹ nhàng. Người bệnh bị co cơ, cứng cơ, bác sĩ phải xoa cho thư giãn hoặc nói chuyện giúp bệnh nhân phân tán, không tập trung vào vị trí châm, đỡ co cứng cơ hơn.
Bác sĩ nhận định thủ pháp châm kim dài là khó, phải kinh nghiệm lâu năm mới có thể thực hiện nhuần nhuyễn. "Có những bệnh nhân phải thực hiện mấy lần mới châm xong một cái kim", bác sĩ chia sẻ.
Có những lúc, bác sĩ phải vừa đẩy kim vừa xoa nhẹ nhàng. Người bệnh bị co cơ, cứng cơ, bác sĩ phải xoa cho thư giãn hoặc nói chuyện giúp bệnh nhân phân tán, không tập trung vào vị trí châm, đỡ co cứng cơ hơn.
Một bệnh nhân khác, ngoài 70 tuổi, bị liệt nửa người kèm liệt dây thần kinh số 7, méo miệng, không thể nói, được bác sĩ Ninh châm huyệt Giáp xa xuyên Địa thượng ở dưới má.
Bà chia sẻ: "Châm vào huyệt ở lưỡi, lúc nuốt nước bọt tôi cảm thấy rất đau. Do đó, châm xong tôi thường không nói chuyện, khi cần sẽ làm tín hiệu cho bác sĩ. Ở những vị trí châm khác, hoàn toàn không đau".
Một bệnh nhân khác, ngoài 70 tuổi, bị liệt nửa người kèm liệt dây thần kinh số 7, méo miệng, không thể nói, được bác sĩ Ninh châm huyệt Giáp xa xuyên Địa thượng ở dưới má.
Bà chia sẻ: "Châm vào huyệt ở lưỡi, lúc nuốt nước bọt tôi cảm thấy rất đau. Do đó, châm xong tôi thường không nói chuyện, khi cần sẽ làm tín hiệu cho bác sĩ. Ở những vị trí châm khác, hoàn toàn không đau".
Sau khi châm kim xong, bác sĩ sẽ cho kích thích huyệt bằng máy điện châm để tăng hiệu quả điều khí, bệnh chóng khỏi.
Bác sĩ Ninh chia sẻ, các cụ ngày xưa châm kim vào huyệt, sau đó vê kim bằng tay để kích thích huyệt, tức là xoay cây kim, nhấc lên nhấc xuống, bệnh nhân đau đớn, hiệu quả kém, tốn thời gian. Ngày nay, các phương pháp châm hiện đại kết hợp với máy điện châm thay cho vê kim.
Cụ bà 85 tuổi chia sẻ: "Trong quá trình châm cứu hay khi cắm xung điện tôi không hề cảm thấy đau. Sau khi châm xong có thể tự ngồi dậy, ăn uống".
Sau khi châm kim xong, bác sĩ sẽ cho kích thích huyệt bằng máy điện châm để tăng hiệu quả điều khí, bệnh chóng khỏi.
Bác sĩ Ninh chia sẻ, các cụ ngày xưa châm kim vào huyệt, sau đó vê kim bằng tay để kích thích huyệt, tức là xoay cây kim, nhấc lên nhấc xuống, bệnh nhân đau đớn, hiệu quả kém, tốn thời gian. Ngày nay, các phương pháp châm hiện đại kết hợp với máy điện châm thay cho vê kim.
Cụ bà 85 tuổi chia sẻ: "Trong quá trình châm cứu hay khi cắm xung điện tôi không hề cảm thấy đau. Sau khi châm xong có thể tự ngồi dậy, ăn uống".
Bác sĩ cho biết, mỗi bệnh nhân liệt từng vị trí khác nhau sẽ được thăm khám để ra chỉ định các huyệt, lên một phác đồ chung. Một bệnh nhân bị liệt nửa người sẽ châm khoảng 20 chiếc kim. Sau khi điện châm, bệnh nhân nằm 30 phút.
Các bệnh nhân tại Khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, được điện châm mỗi ngày, kết hợp thủy châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp vật lý trị liệu, tăng khả năng vận động.
Bác sĩ cho biết, mỗi bệnh nhân liệt từng vị trí khác nhau sẽ được thăm khám để ra chỉ định các huyệt, lên một phác đồ chung. Một bệnh nhân bị liệt nửa người sẽ châm khoảng 20 chiếc kim. Sau khi điện châm, bệnh nhân nằm 30 phút.
Các bệnh nhân tại Khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, được điện châm mỗi ngày, kết hợp thủy châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp vật lý trị liệu, tăng khả năng vận động.
Bác sĩ thực hiện thủ pháp điện châm. Các bệnh nhân mức độ bệnh nhẹ hoặc trung bình, khoảng hơn một tháng điều trị là có thể đi lại, tự chủ trong sinh hoạt. Với các bệnh nhân nặng hơn cần một vài đợt điều trị.
Bài: Thúy Quỳnh
Ảnh: Thanh Huế