Chúng ta đã cho tiền con cái của mình hợp lý chưa? Có giống phương Tây không? Tại sao chúng ta thường lấy tiền làm phần thưởng cho những việc mà con có nghĩa vụ phải làm? Và khoản tiền ấy có xứng với công sức của chúng không (tính theo giờ công trung bình của một lao động cơ bản chưa qua đào tạo)?
Người phương Tây dạy trẻ em biết giá trị của tiền bạc như thế nào chứ không dạy cho chúng biết cách tiêu tiền hay quản lý tiền. Khi biết giá trị của tiền bạc, tiêu tiền quản lý tiền như nào là chuyện tự chúng quyết định. Người lớn chỉ cho lời khuyên chứ không can thiệp, không dạy bảo hoặc gây ảnh hưởng có tính áp đặt.
Giá trị của tiền bạc là chúng phải thấy được ai đó có khó khăn cần được giúp đỡ, tự thấy mình có khả năng giúp đỡ, đề nghị giúp đỡ, được đồng ý và đòi tiền công sau khi giúp đỡ xong. Giúp đỡ mà không đòi tiền là bạn tự nguyện, bất kể người đó có đồng ý hay không mà không vi phạm luật. Ở chiều ngược lại, bạn phải biết tự giác trả công cho người giúp đỡ mình, không được để cho người ta lên tiếng đòi hỏi. Đó là văn hóa của phương Tây. Cho nên phương Tây mới có câu "không ai cho không ai cái gì", áp dụng với mọi người không phân biệt thân sơ.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Sách hay smartphone không quyết định nhận thức của trẻ em'
>> 'Kỹ sư ngày nay không cần biết rộng, chỉ cần hiểu sâu'
>> Thói quen 'ăn sẵn' khiến nhiều người Việt chỉ mải học không lo hành
Trong gia đình, cha, mẹ, con cái có nghĩa vụ phải làm việc. Nếu con cái làm cái việc gì đó thay cho cha mẹ thì con cái có quyền đòi tiền công hoặc cha mẹ tự giác trả tiền công cho chúng. Còn nếu con cái chỉ làm những việc mà chúng có nghĩa vụ phải làm (tự dọn dẹp phòng riêng, tự học, tự chăm sóc vật nuôi riêng....) thì chúng không có quyền đòi tiền công, thậm chí không làm còn bị phạt.
>> Quan điểm của bạn về việc dạy con tiêu tiền thế nào? Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.