Cơ quan này cho rằng áp dụng quy định mới về giá điện theo giờ cao điểm từ 1/3 đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương, hiệp hội ngành hàng cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh lại việc áp dụng thời gian cao điểm sáng nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong văn bản gửi cho một số tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương cho biết cơ quan này đang tập hợp số liệu tác động cụ thể đến doanh nghiệp sản xuất 1 ca, 2 ca, 3 ca; cử các đoàn kiểm tra làm việc với các địa phương và doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình. Dự kiến từ ngày 1/4, sau khi có hóa đơn tiền điện của tháng 3 ở khối sản xuất, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tác động cụ thể và đưa ra biện pháp tháo gỡ khó khăn cho từng nhóm đối tượng sử dụng điện.
![]() |
Điện sinh hoạt tăng bình quân 6-7,5% từ 1/3. Ảnh: Hoàng Hà. |
Từ 1/3, giá bán điện sinh hoạt bình quân tăng khoảng 13% và điện sản xuất tăng khoảng 6-7,5% so với giá cũ. Theo đó, giá điện cho sinh hoạt được tính theo bậc thang với 7 bậc. Còn điện sản xuất được bán theo thời gian sử dụng trong ngày: giờ bình thường, cao điểm và giờ thấp điểm. Giờ cao điểm được tính từ 9h30 đến 11h30 và 17h đến 20h trong các ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Trước đây, giờ cao điểm được quy định vào 4 tiếng buổi tối từ 18h - 22h, giờ bình thường từ 4h- 18h.
EVN cho rằng, việc tính giá điện theo thời gian sử dụng trong ngày đã được áp dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguyên tắc cơ bản là khách hàng phải chịu giá cao khi sử dụng vào giờ cao điểm và được hưởng giá thấp khi sử dụng ở giờ thấp điểm. Giờ cao điểm là khoảng thời gian nhu cầu sử dụng điện tăng cao nhất trong ngày.
Ở Việt Nam, cách tính giá điện như vậy đã được nghiên cứu và bắt đầu áp dụng từ năm 1997. Ở giai đoạn này, EVN cho biết, ban đầu nhiều khách hàng cũng đã có ý kiến không đồng tình với quy định giờ cao điểm. Tuy nhiên, thực tế sau đó cho thấy, việc áp dụng giá điện giờ cao điểm đã góp phần đáng kể vào việc điều hòa biểu đồ phụ tải của hệ thống điện.
Về lý do đổi giờ cao điểm từ buổi tối (từ 18h-22h hàng ngày) vào buổi sáng, từ 9h30-11h30 và 17h-20h, theo EVN là căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng điện. Những năm gần đây, hệ thống điện đã xuất hiện công suất cao điểm vào buổi sáng từ 9h30 - 11h30 hàng ngày. Đây là lúc nhu cầu tiêu thụ điện thường tăng cao và có lúc vượt tổng công suất đặt của toàn hệ thống. Vì vậy, lần điều chỉnh giá điện này, EVN đã đưa thêm khoảng thời gian buổi sáng để áp giá điện cao điểm.
EVN cho rằng, một số nước cũng đã áp dụng hai khoảng thời gian cao điểm như vậy để phù hợp với đặc điểm sử dụng điện của nước mình. Với quy định mới này, EVN sẽ phải lập trình lại biểu thời gian cho khoảng 86.000 công tơ điện tử đang vận hành trên lưới điện trước ngày 1/5/2009. Tuy nhiên, một số khách hàng chưa đồng tình với việc áp dụng hai khoảng thời gian cao điểm nên EVN cũng gặp khó khi khách hàng không đồng ý hoặc trì hoãn việc cài đặt thông số thời gian trong công tơ điện tử. Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ cài đặt công tơ của các đơn vị điện lực.
EVN đang chỉ đạo các đơn vị tổng hợp các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp về vấn đề này để báo cáo Bộ Công Thương xem xét giải quyết chậm nhất trong tháng 4 tới.
Mới đây, Hiệp hội nhựa VN cũng có văn bản đề nghị Bộ Công Thương bãi bỏ giờ cao điểm vào buổi sáng trong cách tính điện sản xuất. Cơ quan này cho rằng nếu cứ duy trì cách tính này sẽ khiến doanh nghiệp sản xuất nhựa gặp khó khăn chi phí bị đội lên ít nhất 2.000 USD cho mỗi nhà máy, khi ấy giá thành sản phẩm cũng có nguy cơ tăng thêm 8-10%. Trước đó, Hiệp hội thêu đan TP HCM và Hiệp hội Da giày VN cũng có kiến nghị tương tự.
Chiều mai, Bộ Công Thương họp báo công bố những điều chỉnh cụ thể và cách thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Từ 1/3, giá điện được bán theo thời gian sử dụng trong ngày: giờ bình thường, cao điểm và giờ thấp điểm. Giờ bình thường: Giờ cao điểm: |
Hồng Anh