Kháng thể là những chất được sản sinh khi cơ thể phát hiện có sự xâm nhập tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, mang nhiệm vụ tiêu diệt tác nhân gây bệnh để bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
Theo nghiên cứu, có 5 loại kháng thể chủ yếu :
- IgG : Kháng thể phổ biến nhất chiếm khoảng 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh. Ngoài ra, kháng thể IgG còn có trong sữa non và các dịch mô tại đường hô hấp, tiêu hóa. Bằng khả năng bắt dính với các mầm bệnh như vi khuẩn, virus hay nấm mà IgG có thể kiểm soát nhiễm trùng trong cơ thể. Đặc biệt, kháng thể IgG là kháng thể duy nhất có khả năng đi qua nhau thai khiến IgG của mẹ được truyền cho con qua nhau giúp bảo vệ thai nhi trước những tác nhân gây bệnh khi trẻ còn trong bụng mẹ.
- IgA: Chiếm khoảng 15-20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
- IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.
- IgE: Kháng thể có ít nhất trong huyết thanh và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.
- IgD: Được tìm thấy trong huyết thanh ở mức độ thấp, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu. Vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.
Cơ chế của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch suy yếu thường bắt nguồn từ sự thiếu hụt của yếu tố hệ miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch không phản ứng được khi có tác nhân gây hại xâm nhập. Hệ miễn dịch suy yếu tương tự như việc hàng rào bảo vệ cơ thể bị thủng, không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập khiến cơ thể dễ dàng mắc bệnh và gây nguy hiểm cho cơ thể hơn.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây bệnh thông thường cũng khiến cơ thể khó chống đỡ cho nên dẫn đến bệnh thông thường cũng trở thành nghiêm trọng, quá trình điều trị và phục hồi bệnh cũng kéo dài thời gian hơn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ nếu hệ miễn dịch kém sẽ thường xuyên gặp các bệnh về đường hô hấp, đường ruột hoặc dễ nhiễm bệnh truyền nhiễm khác. Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ viêm nhiễm bệnh, hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém nên hệ miễn dịch suy giảm mạnh.
Để nâng cao hệ miễn dịch, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý theo từng độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe... kết hợp vận động, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đầy đủ dinh dưỡng như vitamin (A, C, D, E) và khoáng chất, lợi khuẩn (probiotics), kháng thể (immunoglobulin)...
Cụ thể các thực phẩm đa dạng dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, cá, rau củ và hoa quả, các gia vị như tỏi, gừng... Ngoài ra, một trong những thực phẩm các bạn nên ưu tiên đưa vào thực đơn để nâng cao sức đề kháng là các sản phẩm có sữa non, nhằm cung cấp lượng kháng thể tự nhiên một cách trực tiếp cho trẻ em trên 3 tuổi, người trưởng thành và người lớn tuổi. Trong sữa non có hàm lượng kháng thể IgG, IgM, IgA cao sẽ giúp hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Đơn cử như bộ 3 sản phẩm có nguồn gốc từ sữa non của New Image với thành phần dinh dưỡng thiết yếu được nhập khẩu 100% từ New Zealand. Sản phẩm ứng dụng công nghệ độc quyền Alpha Lipid, sử dụng chất nhũ hóa phospholid - một lớp chất béo không thể thiếu trong thành tế bào có nhiệm vụ bao bọc xung quanh để bảo vệ các hạt sữa non, giúp giữ lại nguyên vẹn các kháng thể tự nhiên, yếu tố miễn dịch và tăng trưởng đặc biệt chỉ có trong sữa non, giúp chúng không bị chuyển hóa bởi các axit trong dạ dày. Từ đó giúp cơ thể hấp thu được gần như trọn vẹn hàm lượng kháng thể và các dưỡng chất cần thiết trong sữa non được nhiều hơn.
Thảo Trang