Cảm lạnh thông thường là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, rhnovirus thường là loại khiến người ta hắt hơi và sụt sịt nhất và rất dễ lây lan.
Tùy vào sức đề kháng của mỗi người, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu nhẹ, như ho, hắt hơi, sổ mũi và đau đầu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể đi kèm theo một số biểu hiện khác, như nhức mỏi, ớn lạnh, sốt cao hoặc thấp và đôi khi người bệnh có thể bị khó thở, nôn mửa và tiêu chảy.

Cảm cúm có thể gây bệnh ở nhiều mức độ, từ nhẹ đến trung bình hoặc nghiêm trọng. Ảnh: Freepik
Cảm cúm kéo dài là khi tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm từ 10 ngày trở lên. Đây cũng chính là thời điểm cơ thể suy giảm sức đề kháng, khiến bệnh diễn biến nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như nhiễm trùng xoang và tai, viêm phổi hay thậm chí là viêm màng não, suy tim.
Theo Healthline, khi bệnh cảm cúm không có dấu hiệu hồi phục, người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân nên chủ động gặp bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện những triệu chứng sau: thở gấp, thở không ra hơi hoặc khó thở, sốt cao có thể trên 40 độ C, phát ban ngoài da, đau ngực hoặc có cảm giác bị đè nén ở vùng bụng hoặc ngực, nôn mửa, chóng mặt co giật hoặc mất ý thức...

Người bệnh có nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng từ cảm cúm. Ảnh: Freepik
Để cảm cúm không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày, người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ngay khi vừa xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Healthline cũng đưa ra nhiều gợi ý về các chăm sóc sức khỏe khi mắc cảm cúm.

Tập thể dục nâng cao sức đề kháng là cách để phòng ngừa cảm cúm. Ảnh: Freepik
Người bệnh nên nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi ra đường trong thời tiết mưa gió, hạn chế để nước mưa thấm vào người hay quần áo, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng với thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin C và các vitamin nhóm B để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Khi bị cảm cúm cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Uống nước là biện pháp đơn giản nhất để bù nước khi bị cảm cúm. Các thức uống tốt có thể kể đến là súp gà, nước cam, nước dừa... Cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, từ mũi họng cho đến răng miệng trong thời gian bị bệnh. Đồng thời, nên sinh hoạt ở môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.
Có thể sử dụng thêm các loại thuốc uống làm giảm các triệu chứng cảm cúm. Chẳng hạn với một viên uống Decolgen, là sự kết hợp "3 trong 1" của Paracetamol, Phenylephrine và Chlorpheniramine, các biểu hiện của cảm cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi sẽ được giảm nhanh và đẩy lùi.
Yên Chi
Địa chỉ: Số 16 VSIP II, đường số 7, KCN Việt Nam - Singapore II, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Số giấy xác nhận: 122/2021/XNQC/QLD