Tiêu chảy
Đường ruột bị nhiễm trùng do các vi khuẩn có trong thức ăn sẽ dẫn đến tiêu chảy. Khi tiêu chảy, bạn không nên ăn những thực phẩm được làm từ chất tạo ngọt nhân tạo và sorbitol (thường có trong kẹo cao su không đường). Hành tây, súp lơ xanh, đậu cũng nên tránh bởi chúng khiến bạn bị đầy bụng.
Táo bón
Bạn bị táo bón do không hấp thụ đủ chất xơ. Nên hạn chế các thực phẩm làm từ sữa cũng như sắt và chocolate và ăn nhiều rau lá xanh cùng hoa quả để trị táo bón.
Buồn nôn và nôn
Nếu cảm thấy nôn nao, đừng động đến rượu, cà phê, nước có ga, đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ. Bạn hãy pha một cốc trà gừng bạc hà và nhấm nháp chút bánh mì.
Đau họng
Khi họng bị đau, bạn không nên uống nước quá nóng. Ngoài ra, hạn chế những loại nước nhiều axit như nước chanh, nước cam... vì chúng có thể khiến vi khuẩn trong họng hoạt động mạnh hơn và dẫn đến các vấn đề khác. Bạn có thể ăn sữa chua và khoai tây nghiền.
Đau nhức cơ thể
Toàn thân đau nhức đi kèm mệt mỏi có thể là dấu hiệu của cảm cúm. Trong trường hợp này, hãy tránh xa những đồ uống gây mất nước như cà phê và rượu. Bên cạnh đó, những đồ ăn khô và mặn cũng cần giảm bớt vì chúng siết chặt cơ bắp khiến bạn càng thêm đau người. Lựa chọn sáng suốt nhất là các thực phẩm giàu ma giê và canxi.
Nhức đầu
Khi bị nhức đầu, nên loại các món có bột ngọt, nước sốt đậu nành, chất tạo ngọt nhân tạo và rượu vang đỏ ra khỏi thực đơn.
Sổ mũi
Sổ mũi, nghẹt mũi thực sự là một điều khó chịu. Tránh các đồ uống lạnh, rượu và đồ cay, đặc biệt là hạt tiêu sẽ giúp bạn mau khỏe.
Minh Nguyên (Theo Bold Sky)