Quân đội Afghanistan tuần trước cho phép phóng viên quốc tế tiếp cận Bagram, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại quốc gia Trung Á này, từng là sở chỉ huy cuộc chiến nhằm vào nhóm phiến quân Taliban và al-Qaeda, tổ chức bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Căn cứ Bagram có quy mô bằng một thành phố nhỏ, từng là cơ sở do Mỹ và NATO độc quyền sử dụng. Căn cứ có hai đường băng, hơn 100 điểm đỗ cho tiêm kích với tường chống bom bảo vệ máy bay. Căn cứ có phòng chờ dành cho hành khách, bệnh viện 50 giường, các căn lều lớn như nhà chứa máy bay với đồ nội thất bên trong.
Trong ảnh, một trong hai đường băng dài gần 3.700 m tại Bagram.
Quân đội Afghanistan tuần trước cho phép phóng viên quốc tế tiếp cận Bagram, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại quốc gia Trung Á này, từng là sở chỉ huy cuộc chiến nhằm vào nhóm phiến quân Taliban và al-Qaeda, tổ chức bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Căn cứ Bagram có quy mô bằng một thành phố nhỏ, từng là cơ sở do Mỹ và NATO độc quyền sử dụng. Căn cứ có hai đường băng, hơn 100 điểm đỗ cho tiêm kích với tường chống bom bảo vệ máy bay. Căn cứ có phòng chờ dành cho hành khách, bệnh viện 50 giường, các căn lều lớn như nhà chứa máy bay với đồ nội thất bên trong.
Trong ảnh, một trong hai đường băng dài gần 3.700 m tại Bagram.
Tướng Mir Asadullah Kohistani, chỉ huy căn cứ Bagram, cho biết quân đội Afghanistan nghe tin đồn rằng lực lượng Mỹ sẽ sớm rút khỏi đây, nhưng không nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra vào nửa đêm 5/7. Khoảng 3h sáng hôm đó, điện trong căn cứ Bagram vụt tắt, lính Mỹ âm thầm đưa khí tài lên máy bay và rời đi mà không thông báo cho lực lượng sở tại.
Lực lượng Mỹ bỏ lại hàng nghìn xe dân sự, nhiều xe không có chìa khóa, cùng hàng trăm xe thiết giáp các loại tại căn cứ.
Tướng Mir Asadullah Kohistani, chỉ huy căn cứ Bagram, cho biết quân đội Afghanistan nghe tin đồn rằng lực lượng Mỹ sẽ sớm rút khỏi đây, nhưng không nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra vào nửa đêm 5/7. Khoảng 3h sáng hôm đó, điện trong căn cứ Bagram vụt tắt, lính Mỹ âm thầm đưa khí tài lên máy bay và rời đi mà không thông báo cho lực lượng sở tại.
Lực lượng Mỹ bỏ lại hàng nghìn xe dân sự, nhiều xe không có chìa khóa, cùng hàng trăm xe thiết giáp các loại tại căn cứ.
Các binh sĩ Afghanistan tại căn cứ Bagram sau khi quân Mỹ rút lui.
Lực lượng Afghanistan chỉ trích dữ dội cách lính Mỹ âm thầm rời đi trong đêm mà không báo cho các đơn vị địa phương tuần tra vành đai căn cứ. "Họ vứt bỏ toàn bộ thiện chí trong 20 năm bằng cách bỏ đi mà không nói một lời cho những người lính Afghanistan tuần tra vòng ngoài", một binh sĩ nói.
Các binh sĩ Afghanistan tại căn cứ Bagram sau khi quân Mỹ rút lui.
Lực lượng Afghanistan chỉ trích dữ dội cách lính Mỹ âm thầm rời đi trong đêm mà không báo cho các đơn vị địa phương tuần tra vành đai căn cứ. "Họ vứt bỏ toàn bộ thiện chí trong 20 năm bằng cách bỏ đi mà không nói một lời cho những người lính Afghanistan tuần tra vòng ngoài", một binh sĩ nói.
Một quân nhân Afghanistan đứng trên xe bọc thép cùng khẩu súng máy làm nhiệm vụ canh gác trong căn cứ.
Một quân nhân Afghanistan đứng trên xe bọc thép cùng khẩu súng máy làm nhiệm vụ canh gác trong căn cứ.
Binh sĩ Afghanistan tiếp quản căn cứ Bagram.
Lực lượng Mỹ mang theo toàn bộ vũ khí hạng nặng, chỉ để lại vũ khí cá nhân và đạn dược, đồng thời tiêu hủy số đạn không để lại cho quân đội Afghanistan trước khi rời khỏi căn cứ.
Binh sĩ Afghanistan tiếp quản căn cứ Bagram.
Lực lượng Mỹ mang theo toàn bộ vũ khí hạng nặng, chỉ để lại vũ khí cá nhân và đạn dược, đồng thời tiêu hủy số đạn không để lại cho quân đội Afghanistan trước khi rời khỏi căn cứ.
Lính Afghanistan bên cạnh một xe thiết giáp Humvee vẫn còn hoạt động được.
Một người lính làm nhiệm vụ tại chốt gác ở cổng căn cứ Bagram.
Các xe thiết giáp kháng mìn bị lực lượng Mỹ bỏ lại căn cứ, dường như tất cả đều không còn khả năng hoạt động. Trong giai đoạn cao điểm năm 2012, căn cứ đã tiếp nhận hơn 100.000 binh sĩ Mỹ.
Các xe thiết giáp kháng mìn bị lực lượng Mỹ bỏ lại căn cứ, dường như tất cả đều không còn khả năng hoạt động. Trong giai đoạn cao điểm năm 2012, căn cứ đã tiếp nhận hơn 100.000 binh sĩ Mỹ.
Chủ một cửa hàng bán đồ cũ của lính Mỹ bên ngoài căn cứ Bagram. Ngay sau khi hay tin lính Mỹ bất ngờ rút khỏi căn cứ Bagram, dân địa phương lao vào cướp phá, hôi của trước khi an ninh Afghanistan tới tiếp quản căn cứ.
Chủ một cửa hàng bán đồ cũ của lính Mỹ bên ngoài căn cứ Bagram. Ngay sau khi hay tin lính Mỹ bất ngờ rút khỏi căn cứ Bagram, dân địa phương lao vào cướp phá, hôi của trước khi an ninh Afghanistan tới tiếp quản căn cứ.
Ảnh: AFP, AP, Reuters