Theo sách Giảng văn Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), Mời trầu gây ấn tượng với nhiều người bởi nó như một câu chuyện tâm tình. Đây bài thơ tứ tuyệt (bốn câu ba vần) rất hay và rất mẫu mực về cấu trúc, niêm luật và vần điệu.
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Bài thơ có thể so sánh với bất cứ bài thơ Đường luật đặc sắc nào bằng chữ Hán. Thế nhưng, đọc bài thơ, người ta không có cảm tưởng đó là một thể thơ nhập nội, bởi "bà chúa thơ Nôm" đã Việt hoá đến kỳ tài.
Bài thơ dù chưa đưa nữ sĩ vào thế giới của tuyệt vọng, nhưng vẫn chưa một nỗi buồn. Xuân Hương mong muốn tình cảm đôi lứa quyện lại với nhau, thắm thiết, nồng nàn như trầu cau. Chỉ là một tục lệ mời trầu phổ thông nhưng lời bài thơ bình dị, có âm vang, gửi gắm thông điệp về số phận không mấy suôn sẻ của người phụ nữ và bản lĩnh của họ trong cuộc sống. Đó cũng là tài thơ và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Câu 4: Đây là bài thơ nào của Hồ Xuân Hương?
Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.