Hiện, bài thơ Bánh trôi nước được sử dụng cho phần tự học, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Theo tóm tắt của sách này, với ngôn ngữ bình dị, bài thơ cho thấy Hồ Xuân Hương rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Đồng thời, bà bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Theo sách Phân tích, bình luận tác phẩm học trong nhà trường, tác phẩm không thuộc thể loại thơ thường thấy của Hồ Xuân Hương: Thanh mà tục, tục mà thanh. Một cách kín đáo, tế nhị, tác phẩm vẫn gợi lên hình ảnh một người con gái mà thân xác đáng yêu và đáng thương có thể cảm giác được bằng thị giác và cả xúc giác.
Cũng theo sách này, trong xã hội rối ren, đen bạc, lừa đảo như cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trong cuộc đời long đong chìm nổi như chính cuộc đời của Hồ Xuân Hương. Việc giữ được lòng kiên trinh, chung thủy, giữ được bản chất tốt đẹp của mình rất khó.
Bài thơ có nghĩa đen và nghĩa bóng. Chính tầng nghĩa bóng này đã phản ánh lòng khát khao giữ gìn và vươn tới cái đẹp, cái thiện của Hồ Xuân Hương và những người con gái chịu số phận bất hạnh như bà. Giá trị nhân đạo và hiện đại của bài thơ chính là ở điểm đó.
Câu 3: Từ nào còn thiếu trong bài thơ "Mời trầu" của Hồ Xuân Hương?
Quả cau (...) miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.