Trung Tân ngụ hứng (Ngụ hứng ở quán Trung Tân) trích trong tập thơ Bạch Vân am thi tập. Quán Trung Tân do Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn tại vùng quê đã cùng các vị bô lão dựng lên, vừa là nơi "thắng địa", vừa là "nơi nghỉ ngơi cho người qua đường". Quán Trung Tân đã thở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Riêng thơ chữ Hán, ông có hàng chục bài thơ viết về quán Trung Tân.
So với các bài thơ khác cùng chủ đề, Trung Tân ngụ hứng đã thể hiện một cách tập trung chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống nơi thôn dã, cuộc sống thanh cao, đạm bạc của nhà thơ, triết lý về nhân sinh, thế sự.
Những câu thơ mở đầu, tác giả đã giới thiệu khái quát vị trí và khung cảnh quán Trung Tân và am Bạch Vân:
Nhân thôn quán tây nam,
Giang thủy quán tây bắc.
Trung hữu bán mẫu viên,
Viên hữu Vân am trắc.
Luân chuyển trần bất đáo,
Hoa trúc thủ tự thực...
Dịch nghĩa:
Làng xóm ở phía tây nam quán,
Sông ngòi ở mạn tây bắc quán.
Giữa có nửa mẫu vườn,
Cạnh vườn có am Bạch Vân.
Bụi xe chẳng bén tới,
Hoa, trúc tự tay trồng...
Những câu thơ tiếp theo nói về cuộc sống của tác giả, chan hoà với thiên nhiên, với cuộc sống thanh cao, thoát tục. Am Bạch Vân bụi trần không bám nổi, chỉ có thơ và rượu. Nguyễn Bỉnh Khiêm uống rượu không phải để say, mặc dù sau câu thơ uống rượu là những "lý sự" của một người say:
Người xảo thì ta vụng,
Ấy vụng thế mà hay
Ta vụng người thì xảo
Ấy xảo thế mà gay.
Trong bài Hạ cảnh, Nguyên Bỉnh Khiêm tả cảnh quan của quán Trung Tân trong ngày mùa hạ đẹp nên thơ. Trong khi đó, ở một khổ bài thơ Tức sự, ông đã miêu tả làng quê Trung Am thanh bình, lãng mạn.
Câu 4: Hiện, thơ chữ Hán hay chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lại nhiều hơn?