Sáng 12/6, triển lãm ảnh "Việt Nam - Cuộc chiến tranh qua ảnh" của hãng tin Mỹ AP khai mạc tại phòng trưng bày 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giới thiệu 53 bức ảnh xuất sắc trong kho tư liệu đồ sộ do các phóng viên chiến trường thực hiện trong cuộc chiến 40 năm trước. Phóng viên ảnh Nick Út ( phải) đã có mặt triển lãm, nơi bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" của ông được chọn làm ảnh đại diện.
Phát biểu tại lễ khai mạc, chủ tịch kiêm tổng giám đốc AP Gary Pruitt (trái) cho biết, đây là những bức ảnh được lựa chọn từ bộ sưu tập đã được in thành sách cách đây 2 năm mang tên "Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến" với mục đích đem đến cho người dân Mỹ và người dân các nước khác về bức tranh toàn diện về những gì xảy ra ở Việt Nam trong thời kỳ đó.
Sáng 12/6, triển lãm ảnh "Việt Nam - Cuộc chiến tranh qua ảnh" của hãng tin Mỹ AP khai mạc tại phòng trưng bày 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giới thiệu 53 bức ảnh xuất sắc trong kho tư liệu đồ sộ do các phóng viên chiến trường thực hiện trong cuộc chiến 40 năm trước. Phóng viên ảnh Nick Út ( phải) đã có mặt triển lãm, nơi bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" của ông được chọn làm ảnh đại diện.
Phát biểu tại lễ khai mạc, chủ tịch kiêm tổng giám đốc AP Gary Pruitt (trái) cho biết, đây là những bức ảnh được lựa chọn từ bộ sưu tập đã được in thành sách cách đây 2 năm mang tên "Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến" với mục đích đem đến cho người dân Mỹ và người dân các nước khác về bức tranh toàn diện về những gì xảy ra ở Việt Nam trong thời kỳ đó.
Trong buổi sáng khai trương, Nick Út nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông, về bức ảnh "Em bé Napalm" và cá nhân ông.
Kể lại câu chuyện diễn ra tại Trảng Bàng (Tây Ninh) hơn 40 năm trước, Nick Út cho biết đã suýt thì không có bức ảnh "Em bé Napalm". "Sáng hôm đó tôi đến sớm, thấy người dân kéo nhau, dắt theo con cái, trâu bò chạy ra khỏi nơi giao tranh, số lượng lên đến hàng nghìn người. Sau khi đi theo lính Việt Nam Cộng hòa vào khu rừng gần đó, tôi ra quốc lộ 1 để định về, thì nghe tiếng hai chiếc phi cơ lao tới. Tôi thấy một máy bay thả quả bom làm cả thị xã rung lên, chỉ 2 phút sau chiếc còn lại nhào xuống, thả 4 quả bom Napalm. Khi ấy tôi nghĩ không còn ai trong thị xã nữa, đột nhiên sau làn khói đen có đám trẻ con chạy túa ra, Kim Phúc là một trong số đó, cô bé bị cháy hết quần áo, mảng da trên tay cháy tuột xuống, cô la hét "Nóng quá, giúp tôi". Tôi chớp lấy khoảnh khắc đó rồi chạy tới tưới hai chai nước lên lưng Kim Phúc."
Hiện Nick Út là phóng viên ảnh nhiều tuổi nhất còn đang làm việc chính thức tại AP. Ông cho biết dự kiến năm sau sẽ nghỉ việc sau 50 năm gắn bó với hãng tin Mỹ để bắt đầu những dự định mới trong vai trò một phóng viên ảnh tự do.
Trong buổi sáng khai trương, Nick Út nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông, về bức ảnh "Em bé Napalm" và cá nhân ông.
Kể lại câu chuyện diễn ra tại Trảng Bàng (Tây Ninh) hơn 40 năm trước, Nick Út cho biết đã suýt thì không có bức ảnh "Em bé Napalm". "Sáng hôm đó tôi đến sớm, thấy người dân kéo nhau, dắt theo con cái, trâu bò chạy ra khỏi nơi giao tranh, số lượng lên đến hàng nghìn người. Sau khi đi theo lính Việt Nam Cộng hòa vào khu rừng gần đó, tôi ra quốc lộ 1 để định về, thì nghe tiếng hai chiếc phi cơ lao tới. Tôi thấy một máy bay thả quả bom làm cả thị xã rung lên, chỉ 2 phút sau chiếc còn lại nhào xuống, thả 4 quả bom Napalm. Khi ấy tôi nghĩ không còn ai trong thị xã nữa, đột nhiên sau làn khói đen có đám trẻ con chạy túa ra, Kim Phúc là một trong số đó, cô bé bị cháy hết quần áo, mảng da trên tay cháy tuột xuống, cô la hét "Nóng quá, giúp tôi". Tôi chớp lấy khoảnh khắc đó rồi chạy tới tưới hai chai nước lên lưng Kim Phúc."
Hiện Nick Út là phóng viên ảnh nhiều tuổi nhất còn đang làm việc chính thức tại AP. Ông cho biết dự kiến năm sau sẽ nghỉ việc sau 50 năm gắn bó với hãng tin Mỹ để bắt đầu những dự định mới trong vai trò một phóng viên ảnh tự do.
Trong chiến tranh Việt Nam, các phóng viên ảnh của AP đã tạo ra di sản ảnh đồ sộ và được đánh giá là bộ sự tập ảnh toàn diện nhất về cuộc chiến.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn "đánh giá cao việc AP tổ chức Triển lãm. Hơn 50 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc, những thảm kịch đối với đất nước và người dân Việt Nam một cách chân thực và ấn tượng. Những bức ảnh này như một lời nhắc nhớ chúng ta về sự tàn khốc của chiến tranh để chúng ta thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập và tự do."
Trong chiến tranh Việt Nam, các phóng viên ảnh của AP đã tạo ra di sản ảnh đồ sộ và được đánh giá là bộ sự tập ảnh toàn diện nhất về cuộc chiến.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn "đánh giá cao việc AP tổ chức Triển lãm. Hơn 50 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc, những thảm kịch đối với đất nước và người dân Việt Nam một cách chân thực và ấn tượng. Những bức ảnh này như một lời nhắc nhớ chúng ta về sự tàn khốc của chiến tranh để chúng ta thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập và tự do."
Ngoài "Em bé Napalm", một bức ảnh nổi tiếng khác được giới thiệu trong triển lãm là bức ảnh nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do Malcolm Browne chụp ngày 11/6/1963. Bức ảnh đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới và góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngoài "Em bé Napalm", một bức ảnh nổi tiếng khác được giới thiệu trong triển lãm là bức ảnh nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do Malcolm Browne chụp ngày 11/6/1963. Bức ảnh đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới và góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Khói lửa bốc lên từ một cuộc tấn công bằng bom Napalm của quân đội Mỹ năm 1966.
Thủy quân lục chiến Mỹ chạy khi một máy bay trực thăng CH-46 bốc cháy sau khi bị bắn hạ trong một khu đóng trại. Ảnh do Horst Faas chụp ngày 15/7/1966 gần khu phi quân sự ngăn cách hai miền nam bắc.
Thủy quân lục chiến Mỹ chạy khi một máy bay trực thăng CH-46 bốc cháy sau khi bị bắn hạ trong một khu đóng trại. Ảnh do Horst Faas chụp ngày 15/7/1966 gần khu phi quân sự ngăn cách hai miền nam bắc.
Một cố vấn quân sự Mỹ dùng bạt làm võng buộc vào đón gánh để đưa một lính bị thương trong một trận đánh tháng 9/1965 tới máy bay trực thăng để sơ tán về Sài Gòn.
Một cố vấn quân sự Mỹ dùng bạt làm võng buộc vào đón gánh để đưa một lính bị thương trong một trận đánh tháng 9/1965 tới máy bay trực thăng để sơ tán về Sài Gòn.
Một cố vấn Mỹ đi cùng lính Việt Nam Cộng Hòa trong một cuộc tuần tra trên sông gần biên giới Việt Nam - Campuchia. Ảnh do Horst Faas chụp tháng 6/1964.
Một cố vấn Mỹ đi cùng lính Việt Nam Cộng Hòa trong một cuộc tuần tra trên sông gần biên giới Việt Nam - Campuchia. Ảnh do Horst Faas chụp tháng 6/1964.
Ánh sáng rọi qua tán lá dày gần thị trấn Bình Giã trong khi lính Việt Nam Cộng Hòa cùng cố vấn Mỹ nghỉ ngơi sau một đêm lạnh lẽo và căng thẳng chờ phục kích Quân Giải phóng. Ảnh do Horst Faas chụp tháng 1/1965.
Ánh sáng rọi qua tán lá dày gần thị trấn Bình Giã trong khi lính Việt Nam Cộng Hòa cùng cố vấn Mỹ nghỉ ngơi sau một đêm lạnh lẽo và căng thẳng chờ phục kích Quân Giải phóng. Ảnh do Horst Faas chụp tháng 1/1965.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hồ (80 tuổi, nhà ở Tràng Thi, Hà Nội) đứng xem rất lâu bức ảnh "Chiến tranh là địa ngục". Đây cũng là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, do Horst Faas chụp một người lính mỹ đội chiếc mũ có dòng chữ viết tay "war is hell" tại sân bay Phước Vĩnh tháng 6/1965. Sau khi xem một vòng triển lãm, bà Hồ chia sẻ, chính ông Nick Út nói với bà về cuộc triển lãm khi ông đi chụp ảnh nhóm của bà tập thể dục dưỡng sinh ở bờ Hồ Gươm. "Các bức ảnh rất ấn tượng. Nó giúp tôi hiểu thêm về cuộc chiến. Còn tất nhiên trong cuộc chiến nào thì cả hai bên cũng đều gánh chịu bi thương, mất mát."
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hồ (80 tuổi, nhà ở Tràng Thi, Hà Nội) đứng xem rất lâu bức ảnh "Chiến tranh là địa ngục". Đây cũng là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, do Horst Faas chụp một người lính mỹ đội chiếc mũ có dòng chữ viết tay "war is hell" tại sân bay Phước Vĩnh tháng 6/1965. Sau khi xem một vòng triển lãm, bà Hồ chia sẻ, chính ông Nick Út nói với bà về cuộc triển lãm khi ông đi chụp ảnh nhóm của bà tập thể dục dưỡng sinh ở bờ Hồ Gươm. "Các bức ảnh rất ấn tượng. Nó giúp tôi hiểu thêm về cuộc chiến. Còn tất nhiên trong cuộc chiến nào thì cả hai bên cũng đều gánh chịu bi thương, mất mát."
Sau lễ khai trương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AP Gary Pruitt đã trao tặng ảnh cho Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. "Những bức ảnh cần phải được ở lại Việt Nam. Chúng tôi đã quyết định tặng lại toàn bộ ảnh triển lãm cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự để nhiều người Việt Nam khác, những người không có điều kiện đến triển lãm, có cơ hội được xem chúng", Gary Pruitt nói.
Sau lễ khai trương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AP Gary Pruitt đã trao tặng ảnh cho Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. "Những bức ảnh cần phải được ở lại Việt Nam. Chúng tôi đã quyết định tặng lại toàn bộ ảnh triển lãm cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự để nhiều người Việt Nam khác, những người không có điều kiện đến triển lãm, có cơ hội được xem chúng", Gary Pruitt nói.
Việt Anh - Quý Đoàn