"Ăn rau vào đầu bữa ăn có thể giúp kiểm soát lượng tiêu thụ các nhóm thực phẩm khác. Khi đã ăn no, khả năng lượng carbohydrate hấp thụ từ cơm hoặc mì sẽ thấp hơn", Bibi Chia, chuyên gia dinh dưỡng chính tại Trung tâm Nội tiết và Tiểu đường Raffles của Bệnh viện Raffles, cho biết.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng calo tổng thể của một bữa ăn sẽ thấp hơn khi ăn rau trước đó.
"Vì vậy, đối với những người đang giảm cân, đây là một phương pháp dễ thực hiện", ông nói.
Theo tiến sĩ Melvin Look, giám đốc dịch vụ y tế PanAsia, đối với những bệnh nhân tiểu đường và người có vấn đề về chuyển hóa glucose, ăn rau cải xào hoặc salad cũng có thể tránh tăng đột biến lượng đường trong máu, điều hòa mức insulin.
Nghiên cứu cho thấy thói quen này giúp carbohydrate tiêu hóa chậm hơn, cần ít insulin hơn do chất xơ trong rau củ. Các nhà nghiên cứu thậm chí khuyến nghị phương pháp ăn rau xanh trước khi ăn các loại carbs nói chung để ngăn ngừa vấn đề tim mạch.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc ép nước rau củ không đem lại lợi ích tương tự. Tiến sĩ Jaclyn Reutens, chuyên gia dinh dưỡng thể thao và lâm sàng tại Aptima Nutrition & Sports Consultants, trích dẫn nghiên cứu so sánh tác dụng gây no của chất xơ trong các loại nước ép và hoa quả chưa qua chế biến.
"Nước ép táo không có chất xơ, làm tăng cao nhất mức đường huyết, tiếp đến là táo xay và táo thông thường. Các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm tương tự trên cam và nho, kết quả cho ra giống nhau. Điều này chỉ ra rằng việc loại bỏ chất xơ dẫn đến tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn, làm giảm cảm giác no và rối loạn cân bằng nội môi của glucose", ông giải thích.
Câu 2. Nên ăn trái cây khi bụng đói, không nên ăn sau bữa cơm để chúng có thể tiêu hóa nhanh chóng, không còn sót lại trong dạ dày gây lên men, đầy hơi và chướng bụng. Đúng hay sai?