Ấn Độ - nơi có ngôi làng người dân không lắp cửa hay ổ khóa Làng Shani Shingnapur được nhiều du khách đặt cho danh hiệu "nơi an toàn nhất thế giới", khi phần lớn các ngôi nhà ở đây đều không có cửa, hoặc khóa. Trong vòng ít nhất 400 năm, số lượng các hành vi phạm tội diễn ra tại ngôi làng rất ít, hầu như không được liệt kê. Video: Great Big Story Nơi mưa nhiều nhất thế giới tọa lạc tại phía đông của đồi Khasi, bang Meghalaya, đông bắc Ấn Độ. Ngôi làng nhỏ Mawsynram được kỷ lục Guinness công nhận là "nơi ẩm ướt nhất thế giới", với lượng mưa trung bình gần 12 mét một năm, gió mùa kéo dài 6 tháng. Ảnh: Atlantic Đảo Bắc Sentinel của Ấn Độ là một trong những nơi hoang sơ cuối cùng trên Trái đất. Chính phủ không khuyến khích tiếp cận hòn đảo này trong phạm vi 5km. Đây cũng là quê hương của người Sentinel - bộ lạc ít giao tiếp với xã hội hiện đại và không muốn bị thế giới bên ngoài quấy rầy. Năm 2018, John Chau, 27 tuổi, du khách Mỹ thiệt mạng khi cố gắng đặt chân tới đảo Bắc Sentinel. Nguyên nhân cái chết của Chau được cho là bị thổ dân trên đảo dùng cung tên bắn chết. Ảnh: Christian Caron/Creative Commons Quốc gia này có hơn 300.000 nhà thờ Hồi giáo, hơn 2 triệu ngôi đền Hindu. Bên cạnh đó, nơi đây có rất nhiều ngày nghỉ lễ và lễ hội. Năm 2019, Ấn Độ ghi nhận có 26 ngày nghỉ lễ chính thức, bao gồm Quốc khánh, Deepavali, lễ Holi và Giáng sinh. Ảnh: Viator Sự đa dạng của các ngày lễ hội xuất phát từ thực tế có quá nhiều nền văn hóa khác nhau được hòa trộn trong dân số Ấn Độ. Một trong những lễ hội nổi tiếng nhất thế giới của quốc gia này là Holi - lễ hội màu sắc. Đây là lễ hội mùa xuân của người Hindu, với tên gọi bắt nguồn từ Holika, em gái vua quỷ Hiranyakashyap, người được xem như biểu tượng cho cái thiện chiến thắng cái ác. Nó cũng đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, chào đón mùa xuân. Ảnh: Poras Chaudhary/Smithsonian Hầu hết người dân ăn bốc, dù là ăn cơm, nước sốt, thịt, rau hay cà ri. Ấn Độ cũng có nền ẩm thực phổ biến nhất thế giới, khi thực khách có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng bán đồ ăn của quốc gia này ở nhiều quốc gia. Ảnh: Alamy Đây là quê hương của Vrihat Smarat Yantra - đồng hồ mặt trời lớn nhất thế giới, đặt tại thị trấn Jaipur. Chiếc đồng hồ cao 27m, được làm từ đá từ thế kỷ 18. Nó nằm trong danh sách di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hàng năm, trước đại dịch, nơi đây thu hút nhiều du khách tới tham quan. Ảnh: Marcin Białek/Wikimedia Khoảng 70% các loại gia vị trên thế giới đến từ Ấn Độ. Một số loại gia vị nổi tiếng nhất của quốc gia này là bột nghệ, thì là, nghệ tây, ớt... Đây còn là quốc gia đầu tiên tinh chế và tiêu thụ đường mía, khi loại gia vị này xuất hiện cách đây 2.500 năm. Ảnh: Graham Prentice/Alamy Dầu gội cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Từ shampoo (dầu gội đầu) trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Phạn "chāmpo" - nghĩa là "xoa bóp". Dạng dầu gội đầu đầu tiên trên thế giới là gồm các loại thảo mộc xay, trộn với nước. Ảnh: Thermo Fisher Scientific Bò được coi là loài vật linh thiêng và người dân không ăn thịt bò. Du khách đến Ấn Độ thường xuyên thấy trên bò đi lại tự do ngoài đường phố mà không sợ bị con người làm phiền. Ảnh: AP Anh Minh (Theo Globotreks) Nơi lợn rừng chạy đầy đường không ai bắt Đền dát 400 kg vàng giữa hồ 'chữa bách bệnh' 5 triệu người đổ đến sông Hằng bất chấp Covid-19 Giới siêu giàu Ấn Độ đi du lịch như thế nào? Khách Ấn Độ - hy vọng mới của châu Á hậu Covid-19