Theo sách Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ 19 (Nhà xuất bản Văn học, 2018), Bình Ngô đại cáo là văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử lớn, tuyên bố thắng lợi của kháng chiến 1417-1428, thiết lập quốc gia tự chủ của vương triều Lê (1428-1788).
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử dân tộc và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt. Đến nay, tác phẩm này không những được coi là bản "Thiên cổ hùng văn" mà còn được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà - tương truyền do Lý Thường Kiệt viết vào thế kỷ 11.
Bình Ngô đại cáo gồm 4 phần. Phần mở đầu, Nguyễn Trãi viết:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Như vậy, tác giả đã tuyên bố khẳng định quyền độc lập của quốc gia Đại Việt: Có lãnh thổ riêng, có văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử với các vương triều cùng tồn tại bên cạnh các đế chế Trung Hoa.
Trong bài cáo, Nguyễn Trãi nhắc đến vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn. Bài cáo cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao nghĩa quân Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh. Đó là chính sách dựa vào nhân dân.
Câu 3: Những phần tiếp theo của bài cáo, Nguyễn Trãi gửi thông điệp gì?
a. Vạch rõ tội ác kẻ thù, kể lại quá trình chinh phạt gian khổ của cuộc khởi nghĩa