Theo Từ điển Văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, phần hai của bài cáo lên án tội ác của giặc Minh cướp nước, đặt ách thống trị trong 20 năm, tàn dân hại vật, gây ra cho nhân dân thương đau, tang tóc.
... Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Phần thứ ba, tác giả nêu bật những trăn trở, suy ngẫm của các vị chủ soái nghĩa quân Lam Sơn trước sự tồn vong của đất nước; thuật lại quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa từ khi còn gian khổ yếu kém đến lúc công đồn diệt viện, chiến thắng oanh liệt và liên tiếp. Bài cáo đã dựng lên hình ảnh hoành tráng, hào hùng về một trong những cuộc chiến tranh nhân dân rộng nhất của lịch sử dân tộc.
Ta đây:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Phần cuối cùng, Nguyễn Trãi khẳng định ý nghĩa lịch sử trọng đại, tái tạo, đổi mới của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện nỗi khát khao muôn thuở nền thái bình bền vững của nhân dân Đại Việt.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây viết bằng chữ Nôm?