Theo bác sĩ Dũng, pha trộn rượu với các loại hoa quả tươi có nguồn gốc rõ ràng như mận, táo, nho, không ảnh hưởng nhau, còn tạo nên hương vị của rượu, làm giảm độ nặng. Tuy nhiên, pha rượu với những loại nước có ga, bia, caffein, hoa quả công nghiệp nhiều phẩm màu rất có hại.
Tự ý trộn lẫn rượu không rõ nguồn gốc, pha theo cảm tính, không có công thức, tỷ lệ dễ dẫn đến ngộ độc, như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, nặng hơn nữa là rối loạn tri giác, mất ý thức, hôn mê, tử vong.
Khi uống rượu pha, cơ thể có cảm giác hưng phấn, dễ bị say nhưng lại gây mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. Lạm dụng rượu pha còn làm suy yếu sức khỏe, gây mệt mỏi, trầm cảm, thậm chí là nghiện rượu. Nước ngọt có ga hay soda chứa nhiều CO2, khiến quá trình hấp thu cồn nhanh hơn làm bạn đau đầu, chóng mặt.
Người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh mạn tính như gan, thận, dạ dày, đại tràng, ung thư, càng không nên tự ý pha hay lạm dụng rượu.
Câu 5. Làm gì khi bị ngộ độc rượu, bia?