3 điều cha mẹ cần biết khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ

Thuốc kháng sinh không chữa tất cả bệnh, sử dụng không đúng sẽ gây kháng thuốc, phụ huynh chỉ nên dùng cho trẻ dưới chỉ dẫn của bác sĩ.  

Nghiên cứu đăng trong Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) chỉ ra, tổng lượng kháng sinh sử dụng trên toàn thế giới tăng 65% trong giai đoạn 2000-2015. 3 quốc gia có tốc độ sử dụng thuốc kháng sinh gia tăng nhanh nhất là Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. 

Kháng kháng sinh được xem là cơn khủng hoảng chung của toàn thế giới. Những quốc gia phát triển như Pháp, Nhật đã bắt tay vào thực hiện nhiều chính sách để giảm thiểu việc tự ý sử dụng kháng sinh. 

polyad

Tỉ lệ kháng kháng sinh cao ở trẻ em một phần xuất phát từ việc lạm dụng thuốc của cha mẹ

Mặc dù thường xuyên được cảnh báo về việc cho trẻ dùng kháng sinh thiếu khoa học dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh cao nhưng nhiều phụ huynh vẫn giữ thói quen tự mua thuốc ở nhà thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết trước khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. 

Thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh do virus gây ra

Thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học, không kể nguồn gốc, có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. 

Thuốc kháng sinh không chữa được bách bệnh. Thuốc không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây ra như cảm, sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy… Việc dùng kháng sinh cho những loại bệnh này còn gây ra các phản ứng không mong muốn của cơ thể như dị ứng, nôn mửa, sốc phản vệ. 

polyad

Dùng kháng sinh sai cách sẽ vô tình giết chết những vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Kháng sinh có thể kháng thuốc 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ, thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn không chứa gen kháng thuốc, chỉ để lại những vi khuẩn chứa gen kháng thuốc. Quá trình này tạo ra siêu khuẩn có khả năng kháng nhiều thuốc. 

Tại Việt Nam, số ca kháng thuốc đang có dấu hiệu tăng trong những năm gần đây. Các chuyên gia dự báo, một khi xuất hiện loại vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh hiện có thì công cuộc chữa trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.  

Ngày 21/9/2017, trao đổi bên lề Hội thảo Sơ kết giai đoạn một thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng sinh, lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, trong nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện có đến 30% trẻ có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện. 

polyad

Nếu dùng thuốc kháng sinh cho con, cha mẹ nên tuân theo chỉ dẫn đơn thuốc của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho bé. 

Không tự tiện dùng cho trẻ

Chỉ bác sĩ mới có thể đưa ra đơn thuốc phù hợp dựa trên các chỉ số cân nặng, tình trạng sức khỏe và bệnh  tình của trẻ. Phụ huynh cần tuân theo đơn thuốc về thời gian và liều lượng dùng, không tự ý dừng thuốc khi thấy trẻ có dấu hiệu giảm bệnh, khiến bệnh trở nên dai dẳng và khó dứt điểm.  

Cha mẹ có thể phòng bệnh cho con bằng cách bổ sung đủ chất dinh dưỡng vào bữa ăn, cho trẻ em tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời để tăng cường sức đề kháng. Với những chứng bệnh nhẹ như ho, cảm, sốt, phụ huynh nên cho trẻ dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên thay vì thuốc kháng sinh. Đồng thời vệ sinh mắt, mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

Ngọc Thi 

3 điều cha mẹ cần biết khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ - 3

Thuốc ho Prospan do Engelhard Arzneimittel (Đức) sản xuất, nhập khẩu, phân phối bởi Tập đoàn Dược phẩm Sohaco (số 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội). Thành phần chính cao khô lá thường xuân chữa viêm đường hô hấp cấp kèm ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính.

Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose. Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi dùng 2,5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày. Trẻ 6-10 tuổi dùng 5ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày. Người lớn dùng 5-7,5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Thông tin tại website hoặc facebook. Liên hệ 094 240 8866

 
 
 
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội