Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy, dẫn đầu các tác phẩm triệu USD năm 2023 là Femme à la Montre (Cô gái đeo đồng hồ) của danh họa Picasso. Tranh được gõ búa 139,4 triệu USD, bao gồm thuế, phí tại cuộc đấu giá của Sotheby's ở New York, hôm 8/11.
Họa sĩ vẽ tác phẩm năm 1932, với kích thước 130x96,5 cm, mô tả chân dung người mẫu Pháp Marie-Thérèse Walter - người tình và cũng là "nàng thơ vàng" của ông. Họ có quan hệ tình cảm năm 1927-1935, khi danh họa kết hôn người vợ đầu tiên - vũ công Olga Khokhlova. Trang The National nhận xét bức vẽ có bố cục cân bằng, những gam màu nổi bật, thể hiện quá trình sáng tạo kỳ công của tác giả.
Tranh từng thuộc sở hữu của Emily Fisher Landau - nhà sưu tập nghệ thuật đương đại nổi tiếng người Mỹ. Bà mua bức họa năm 1968, treo phía trên bệ lò sưởi trong phòng khách của căn hộ tại New York.
Pablo Picasso (1881-1973) là nhà họa sĩ, điêu khắc người Tây Ban Nha. Ông thuộc số những nghệ sĩ nổi danh nhất thế kỷ 20. Danh họa gây tiếng vang với các bức tranh như: Những cô nàng ở Avignon, Chân dung dì Pepa. Một số sáng tác của ông nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới, như Nude on a black armchair, Les Noces de Pierrette, Garçon à la pipe.
Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy, dẫn đầu các tác phẩm triệu USD năm 2023 là Femme à la Montre (Cô gái đeo đồng hồ) của danh họa Picasso. Tranh được gõ búa 139,4 triệu USD, bao gồm thuế, phí tại cuộc đấu giá của Sotheby's ở New York, hôm 8/11.
Họa sĩ vẽ tác phẩm năm 1932, với kích thước 130x96,5 cm, mô tả chân dung người mẫu Pháp Marie-Thérèse Walter - người tình và cũng là "nàng thơ vàng" của ông. Họ có quan hệ tình cảm năm 1927-1935, khi danh họa kết hôn người vợ đầu tiên - vũ công Olga Khokhlova. Trang The National nhận xét bức vẽ có bố cục cân bằng, những gam màu nổi bật, thể hiện quá trình sáng tạo kỳ công của tác giả.
Tranh từng thuộc sở hữu của Emily Fisher Landau - nhà sưu tập nghệ thuật đương đại nổi tiếng người Mỹ. Bà mua bức họa năm 1968, treo phía trên bệ lò sưởi trong phòng khách của căn hộ tại New York.
Pablo Picasso (1881-1973) là nhà họa sĩ, điêu khắc người Tây Ban Nha. Ông thuộc số những nghệ sĩ nổi danh nhất thế kỷ 20. Danh họa gây tiếng vang với các bức tranh như: Những cô nàng ở Avignon, Chân dung dì Pepa. Một số sáng tác của ông nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới, như Nude on a black armchair, Les Noces de Pierrette, Garçon à la pipe.
Bức tranh đắt giá thứ hai năm nay là Dame mit Fäche (Quý cô cầm quạt), với giá bán hơn 108 triệu USD. Theo The Value, tác phẩm nhận quan tâm lớn nhất của giới sưu tầm khi xuất hiện trong Tuần đấu giá nghệ thuật hiện đại, đương đại London, do Sotheby's tổ chức.
Tranh được danh họa người Áo Gustav Klimt vẽ từ năm 1917 tới 1918, kích thước 100x100 cm, khắc họa cô gái mặc áo choàng mềm mại, tay cầm quạt. Hình ảnh trang phục và chiếc quạt có màu sắc nghệ thuật Trung Quốc, còn nhân vật mang dấu ấn mỹ nữ của trường phái hội họa Ukiyo-e (Phù thế) từ Nhật Bản. Danh tính cô gái trong tác phẩm còn là bí ẩn, một số nhà nghiên cứu cho rằng cô là vũ nữ.
Các họa tiết chim phượng hoàng, hoa sen, sếu trong bức vẽ đều điển hình trong nghệ thuật phương Đông. Ông yêu thích nghệ thuật châu Á. Thập niên 1890, họa sĩ nghiên cứu tranh của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Gustav Klimt (1862-1918) có nhiều tranh được đấu giá cao, kỷ lục là bức Water Serpents II, hơn 183 triệu USD. Bức họa xếp thứ bảy trong số 10 tranh đắt nhất thế giới. Tạp chí The Times xếp Klimt là 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông được xem là tên tuổi xuất chúng của trường phái Tượng trưng, chủ yếu vẽ hình thể phụ nữ, khai thác vẻ quyến rũ của họ, dù trong trang phục kín đáo hay trạng thái khỏa thân.
Bức tranh đắt giá thứ hai năm nay là Dame mit Fäche (Quý cô cầm quạt), với giá bán hơn 108 triệu USD. Theo The Value, tác phẩm nhận quan tâm lớn nhất của giới sưu tầm khi xuất hiện trong Tuần đấu giá nghệ thuật hiện đại, đương đại London, do Sotheby's tổ chức.
Tranh được danh họa người Áo Gustav Klimt vẽ từ năm 1917 tới 1918, kích thước 100x100 cm, khắc họa cô gái mặc áo choàng mềm mại, tay cầm quạt. Hình ảnh trang phục và chiếc quạt có màu sắc nghệ thuật Trung Quốc, còn nhân vật mang dấu ấn mỹ nữ của trường phái hội họa Ukiyo-e (Phù thế) từ Nhật Bản. Danh tính cô gái trong tác phẩm còn là bí ẩn, một số nhà nghiên cứu cho rằng cô là vũ nữ.
Các họa tiết chim phượng hoàng, hoa sen, sếu trong bức vẽ đều điển hình trong nghệ thuật phương Đông. Ông yêu thích nghệ thuật châu Á. Thập niên 1890, họa sĩ nghiên cứu tranh của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Gustav Klimt (1862-1918) có nhiều tranh được đấu giá cao, kỷ lục là bức Water Serpents II, hơn 183 triệu USD. Bức họa xếp thứ bảy trong số 10 tranh đắt nhất thế giới. Tạp chí The Times xếp Klimt là 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông được xem là tên tuổi xuất chúng của trường phái Tượng trưng, chủ yếu vẽ hình thể phụ nữ, khai thác vẻ quyến rũ của họ, dù trong trang phục kín đáo hay trạng thái khỏa thân.
Đứng thứ ba là tác phẩm Water Lily Pond (Ao hoa súng) của Claude Monet thu được 74 triệu USD tại phiên đấu Christie's New York, hôm 10/11. Tác phẩm sơn dầu được họa sĩ hoàn thiện khoảng năm 1917 đến 1919, kích thước 100x200 cm. Sau khoảng 100 năm, bức tranh mới xuất hiện công khai trên thị trường, thu hút sự chú ý của các nhà sưu tập.
Hoa súng xuất hiện nhiều trong các sáng tác của Claude Monet giai đoạn cuối đời, với hơn 200 bức. Ao hoa súng nằm trong khuôn viên căn nhà của danh họa tại Giverny, Pháp. Ông trồng quanh ao các loại cây như đỗ quyên, táo Nhật Bản, anh đào. Ông từng nói quan sát ao ở mỗi mùa, thời điểm khác nhau trong ngày để hiểu về sự biến hóa của mặt nước dưới tác động của ánh sáng, khi đám mây bay qua, khi có gió hoặc trời sắp mưa.
Claude Monet (1840-1926) là họa sĩ tiên phong sáng lập trường phái Ấn tượng Pháp. Ông sớm bộc lộ năng khiếu mỹ thuật từ nhỏ, từng vẽ tranh biếm họa ở tuổi thiếu niên. Dù cuộc đời gặp nhiều nỗi đau, chịu căn bệnh đục thủy tinh thể những năm cuối đời, Claude Monet vẫn nỗ lực sáng tác. Suốt sự nghiệp, ông thực hiện 2.000 bức họa, trong đó nhiều tác phẩm được hoàn thành ngay trong vườn nhà. Năm 1926, danh họa qua đời vì bệnh ung thư phổi.
Đứng thứ ba là tác phẩm Water Lily Pond (Ao hoa súng) của Claude Monet thu được 74 triệu USD tại phiên đấu Christie's New York, hôm 10/11. Tác phẩm sơn dầu được họa sĩ hoàn thiện khoảng năm 1917 đến 1919, kích thước 100x200 cm. Sau khoảng 100 năm, bức tranh mới xuất hiện công khai trên thị trường, thu hút sự chú ý của các nhà sưu tập.
Hoa súng xuất hiện nhiều trong các sáng tác của Claude Monet giai đoạn cuối đời, với hơn 200 bức. Ao hoa súng nằm trong khuôn viên căn nhà của danh họa tại Giverny, Pháp. Ông trồng quanh ao các loại cây như đỗ quyên, táo Nhật Bản, anh đào. Ông từng nói quan sát ao ở mỗi mùa, thời điểm khác nhau trong ngày để hiểu về sự biến hóa của mặt nước dưới tác động của ánh sáng, khi đám mây bay qua, khi có gió hoặc trời sắp mưa.
Claude Monet (1840-1926) là họa sĩ tiên phong sáng lập trường phái Ấn tượng Pháp. Ông sớm bộc lộ năng khiếu mỹ thuật từ nhỏ, từng vẽ tranh biếm họa ở tuổi thiếu niên. Dù cuộc đời gặp nhiều nỗi đau, chịu căn bệnh đục thủy tinh thể những năm cuối đời, Claude Monet vẫn nỗ lực sáng tác. Suốt sự nghiệp, ông thực hiện 2.000 bức họa, trong đó nhiều tác phẩm được hoàn thành ngay trong vườn nhà. Năm 1926, danh họa qua đời vì bệnh ung thư phổi.
El Gran Espectaculo (The Nile) của Jean-Michel Basquiat xếp thứ tư, theo Artsy. Bức vẽ đạt 67,1 triệu USD tại phiên đấu giá 21st Century Evening Sale của Christie's hồi tháng 5. Đây là tác phẩm đắt thứ tư của họa sĩ, kỷ lục là Untitled (1982), được bán tại Sotheby's với giá 110,5 triệu USD.
Tranh được tác giả vẽ năm 1983, là một trong số bức quan trọng nhất sự nghiệp Basquiat. Trong bức họa, Basquiat sắp xếp các biểu tượng đồ họa giàu sức gợi, từ ngữ nguệch ngoạc và những nét vẽ nhỏ đặc trưng trong phong cách hội họa của ông. Tranh tổng hợp lịch sử của Ai Cập cổ đại và miền Nam nước Mỹ, phản ánh chế độ nô lệ ở Ai Cập xưa.
Jean-Michel Basquiat (1960-1988) là người Mỹ, gốc Phi. Ông bắt đầu sự nghiệp là nghệ sĩ graffiti, được họa sĩ Andy Warhol và phòng trưng bày ở New York ca ngợi là thần đồng. Vào giữa những năm 1980, Basquiat đã kiếm được 1,4 triệu USD mỗi năm. Danh họa qua đời khi mới 27 tuổi vì sử dụng ma túy quá liều. Theo New York Times, cái chết của Basquiat là bi kịch cá nhân và mất mát lớn đối với thế giới nghệ thuật. Sinh thời, ông có nhiều tranh vẽ đầu người khổ lớn, trị giá từ hàng chục đến trăm triệu USD.
El Gran Espectaculo (The Nile) của Jean-Michel Basquiat xếp thứ tư, theo Artsy. Bức vẽ đạt 67,1 triệu USD tại phiên đấu giá 21st Century Evening Sale của Christie's hồi tháng 5. Đây là tác phẩm đắt thứ tư của họa sĩ, kỷ lục là Untitled (1982), được bán tại Sotheby's với giá 110,5 triệu USD.
Tranh được tác giả vẽ năm 1983, là một trong số bức quan trọng nhất sự nghiệp Basquiat. Trong bức họa, Basquiat sắp xếp các biểu tượng đồ họa giàu sức gợi, từ ngữ nguệch ngoạc và những nét vẽ nhỏ đặc trưng trong phong cách hội họa của ông. Tranh tổng hợp lịch sử của Ai Cập cổ đại và miền Nam nước Mỹ, phản ánh chế độ nô lệ ở Ai Cập xưa.
Jean-Michel Basquiat (1960-1988) là người Mỹ, gốc Phi. Ông bắt đầu sự nghiệp là nghệ sĩ graffiti, được họa sĩ Andy Warhol và phòng trưng bày ở New York ca ngợi là thần đồng. Vào giữa những năm 1980, Basquiat đã kiếm được 1,4 triệu USD mỗi năm. Danh họa qua đời khi mới 27 tuổi vì sử dụng ma túy quá liều. Theo New York Times, cái chết của Basquiat là bi kịch cá nhân và mất mát lớn đối với thế giới nghệ thuật. Sinh thời, ông có nhiều tranh vẽ đầu người khổ lớn, trị giá từ hàng chục đến trăm triệu USD.
Sau Quý cô cầm quạt, Gustav Klimt tiếp tục ghi tên vào danh sách tranh bán đắt nhất năm 2023 với bức Insel im Attersee (Đảo ở Attersee). Tranh đứng thứ năm do Artsy thống kê, có giá 53,2 triệu USD tại phiên Modern Evening Auction của Sotheby's New York hồi tháng 5.
Tác phẩm từng nằm trong bộ sưu tập của nhà sử học nghệ thuật người Áo Otto Kallir. Năm 1940, bức họa được trưng bày trong triển lãm Saved From Europe ở New York, Mỹ. Đây là một trong nhiều tranh được Klimt hoàn thiện bằng định dạng hình vuông, kích thước 100,5x100,5 cm. Ông sử dụng nhiều gam màu để mô tả những gợn nước trên mặt hồ.
Bức họa do Klimt vẽ khoảng năm 1901. Sotheby's cho biết họa sĩ và "nàng thơ" của ông - nhà thiết kế dệt may Emilie Flöge - cùng người thân, bạn bè đến bờ Nam Attersee ở Weissenbach, Áo vào kỳ nghỉ hè. Họ ở đó trong gần 15 năm (1900-1914), cô lập với thế giới bên ngoài và người dân địa phương. Thời gian này, ông tạo nên nhiều tác phẩm như Forsthaus In Weissenbach Am Attersee (1912), Landhaus Am Attersee (1914).
Sau Quý cô cầm quạt, Gustav Klimt tiếp tục ghi tên vào danh sách tranh bán đắt nhất năm 2023 với bức Insel im Attersee (Đảo ở Attersee). Tranh đứng thứ năm do Artsy thống kê, có giá 53,2 triệu USD tại phiên Modern Evening Auction của Sotheby's New York hồi tháng 5.
Tác phẩm từng nằm trong bộ sưu tập của nhà sử học nghệ thuật người Áo Otto Kallir. Năm 1940, bức họa được trưng bày trong triển lãm Saved From Europe ở New York, Mỹ. Đây là một trong nhiều tranh được Klimt hoàn thiện bằng định dạng hình vuông, kích thước 100,5x100,5 cm. Ông sử dụng nhiều gam màu để mô tả những gợn nước trên mặt hồ.
Bức họa do Klimt vẽ khoảng năm 1901. Sotheby's cho biết họa sĩ và "nàng thơ" của ông - nhà thiết kế dệt may Emilie Flöge - cùng người thân, bạn bè đến bờ Nam Attersee ở Weissenbach, Áo vào kỳ nghỉ hè. Họ ở đó trong gần 15 năm (1900-1914), cô lập với thế giới bên ngoài và người dân địa phương. Thời gian này, ông tạo nên nhiều tác phẩm như Forsthaus In Weissenbach Am Attersee (1912), Landhaus Am Attersee (1914).
Arsty xếp Figure in Movement của Francis Bacon ở vị trí thứ sáu, với mức bán 52,2 triệu USD. Giá được chốt trong phiên của Christie's New York hồi tháng 11. Đây cũng là lần đầu tiên tranh xuất hiện trên thị trường, kể từ năm 1976.
Bức vẽ mô tả những hỗn loạn trong ký ức của danh họa, thông qua hình tượng bị bóp méo. Tác phẩm canvas lớn khắc họa hai người đang vật lộn trong một khối lập phương trong suốt, lấy cảm hứng từ sự ra đi đột ngột của người tình họa sĩ - George Dyer - vào năm 1971. Phía trên hai người, Bacon vẽ một sinh vật thần thoại thường gắn liền sự mất mát, báo thù và cảm giác tội lỗi.
Francis Bacon (1909-1992) là họa sĩ tượng hình người Anh, sinh tại Ireland. Ông nổi tiếng với những tác phẩm táo bạo, cảm tính, thô sơ và có phần kỳ cục. Từ năm 1950, Bacon bắt đầu đưa công việc, chân dung bạn bè, người yêu vào trong các tác phẩm. Theo Christie's, Bacon thích vẽ từ ảnh chụp, từng nói điều này giúp ông tương tác với các xung động của hệ thần kinh.
Nhiều tác phẩm của Francis Bacon được bán giá cao. Bức Triptych 1976 trị giá 86,3 triệu USD trong phiên của Sotheby's năm 2008. Hồi tháng 3/2022, bộ ba bức tượng hình Triptych 1986-1987 được bán giá 50,2 triệu USD trong buổi đấu tại London của Christie's. Kỷ lục của danh họa là bộ ba tranh Three Studies of Lucian Freud (Ba nghiên cứu về Lucian Freud), sáng tác năm 1969, được Christie's gõ búa 142,4 triệu USD năm 2013.
Arsty xếp Figure in Movement của Francis Bacon ở vị trí thứ sáu, với mức bán 52,2 triệu USD. Giá được chốt trong phiên của Christie's New York hồi tháng 11. Đây cũng là lần đầu tiên tranh xuất hiện trên thị trường, kể từ năm 1976.
Bức vẽ mô tả những hỗn loạn trong ký ức của danh họa, thông qua hình tượng bị bóp méo. Tác phẩm canvas lớn khắc họa hai người đang vật lộn trong một khối lập phương trong suốt, lấy cảm hứng từ sự ra đi đột ngột của người tình họa sĩ - George Dyer - vào năm 1971. Phía trên hai người, Bacon vẽ một sinh vật thần thoại thường gắn liền sự mất mát, báo thù và cảm giác tội lỗi.
Francis Bacon (1909-1992) là họa sĩ tượng hình người Anh, sinh tại Ireland. Ông nổi tiếng với những tác phẩm táo bạo, cảm tính, thô sơ và có phần kỳ cục. Từ năm 1950, Bacon bắt đầu đưa công việc, chân dung bạn bè, người yêu vào trong các tác phẩm. Theo Christie's, Bacon thích vẽ từ ảnh chụp, từng nói điều này giúp ông tương tác với các xung động của hệ thần kinh.
Nhiều tác phẩm của Francis Bacon được bán giá cao. Bức Triptych 1976 trị giá 86,3 triệu USD trong phiên của Sotheby's năm 2008. Hồi tháng 3/2022, bộ ba bức tượng hình Triptych 1986-1987 được bán giá 50,2 triệu USD trong buổi đấu tại London của Christie's. Kỷ lục của danh họa là bộ ba tranh Three Studies of Lucian Freud (Ba nghiên cứu về Lucian Freud), sáng tác năm 1969, được Christie's gõ búa 142,4 triệu USD năm 2013.
Đứng thứ bảy là tác phẩm Recollections of a Visit to Leningrad (Hồi ức về chuyến viếng thăm Leningrad) do Richard Diebenkorn sáng tác, bán được 46,4 triệu USD tại buổi đấu của Christie's hồi tháng 11.
Bức vẽ được thực hiện năm 1965, khi danh họa đến Liên Xô và lần đầu thấy một số tranh của Henri Matisse - họa sĩ người Pháp, nổi tiếng với những đột phá trong sử dụng màu sắc và hình khối. Trải nghiệm này đã khơi dậy sự thay đổi về phong cách của Richard Diebenkorn. Ông bắt đầu kết hợp hình học sắc nét cùng màu sắc tươi sáng trong các bức họa.
Richard Diebenkorn (1922-1993) là danh họa người Mỹ, đã định hình nên trường phái Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng ở California đầu thập niên 1950. Từ đó đến những năm 1960, ông phát triển một hình thức của chủ nghĩa hiện thực Bắc California, ngày nay được gọi là Trường phái tượng hình Vùng Vịnh. Cuối những năm 1960, họa sĩ bắt đầu loạt tranh trừu tượng hình học, trữ tình.
Đứng thứ bảy là tác phẩm Recollections of a Visit to Leningrad (Hồi ức về chuyến viếng thăm Leningrad) do Richard Diebenkorn sáng tác, bán được 46,4 triệu USD tại buổi đấu của Christie's hồi tháng 11.
Bức vẽ được thực hiện năm 1965, khi danh họa đến Liên Xô và lần đầu thấy một số tranh của Henri Matisse - họa sĩ người Pháp, nổi tiếng với những đột phá trong sử dụng màu sắc và hình khối. Trải nghiệm này đã khơi dậy sự thay đổi về phong cách của Richard Diebenkorn. Ông bắt đầu kết hợp hình học sắc nét cùng màu sắc tươi sáng trong các bức họa.
Richard Diebenkorn (1922-1993) là danh họa người Mỹ, đã định hình nên trường phái Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng ở California đầu thập niên 1950. Từ đó đến những năm 1960, ông phát triển một hình thức của chủ nghĩa hiện thực Bắc California, ngày nay được gọi là Trường phái tượng hình Vùng Vịnh. Cuối những năm 1960, họa sĩ bắt đầu loạt tranh trừu tượng hình học, trữ tình.
Untitled (Yellow, Orange, Yellow, Light Orange) của Mark Rothko xếp thứ tám với giá 46,4 triệu USD, trong phiên Christie's tháng 11. Tranh được họa sĩ vẽ năm 1955, chất liệu dầu trên vải. Ông chia bố cục thành hai ô hình chữ nhật chính, có màu cam bóng, mỗi ô được bao bởi một dải màu vàng nhạt và xếp chồng lên nhau.
Mark Rothko sinh năm 1903 tại Lavita, sau đó sang Mỹ định cư và học tập. Ông sở hữu nhiều tranh trên 50 triệu USD như tác phẩm Số 6 (Violet, Green và Red (1951), được bán 186 triệu USD năm 2014, hay bức Số 1 giá 75,1 triệu USD trong phiên của Sotheby's ở New York hồi tháng 11/2013.
Danh họa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật color field (tranh tường màu). Sự tương phản sáng và tối, màu nóng và lạnh thể hiện quan điểm của ông về xung đột và khó khăn của đời sống hiện đại. Giá trị tranh của Rothko tăng cao trong hàng chục năm sau khi ông tự sát vào năm 1970.
Untitled (Yellow, Orange, Yellow, Light Orange) của Mark Rothko xếp thứ tám với giá 46,4 triệu USD, trong phiên Christie's tháng 11. Tranh được họa sĩ vẽ năm 1955, chất liệu dầu trên vải. Ông chia bố cục thành hai ô hình chữ nhật chính, có màu cam bóng, mỗi ô được bao bởi một dải màu vàng nhạt và xếp chồng lên nhau.
Mark Rothko sinh năm 1903 tại Lavita, sau đó sang Mỹ định cư và học tập. Ông sở hữu nhiều tranh trên 50 triệu USD như tác phẩm Số 6 (Violet, Green và Red (1951), được bán 186 triệu USD năm 2014, hay bức Số 1 giá 75,1 triệu USD trong phiên của Sotheby's ở New York hồi tháng 11/2013.
Danh họa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật color field (tranh tường màu). Sự tương phản sáng và tối, màu nóng và lạnh thể hiện quan điểm của ông về xung đột và khó khăn của đời sống hiện đại. Giá trị tranh của Rothko tăng cao trong hàng chục năm sau khi ông tự sát vào năm 1970.
Đứng thứ chín là bức họa Murnau mit Kirche II (Murnau with Church II) của Wassily Kandinsky, thu về 44,8 triệu USD tại cuộc đấu giá của Sotheby's London vào tháng 3. Theo nhà đấu giá, đây là tác phẩm có mức giá cao nhất trong số tranh của tác giả.
Bức vẽ được hoàn thành năm 1910, ghi lại quang cảnh nhiều màu sắc của ngôi làng Murnau ở Đức, với những tháp chuông nhà thờ trải dài. Tranh đánh dấu sự chuyển đổi của danh họa người Nga sang hướng trừu tượng.
Bức họa từng được trưng bày ở phòng ăn của vợ chồng người Do Thái Siegbert Stern và Johanna Margarethe Stern - những nhà sáng lập của một công ty dệt may. Sau khi ông Siegbert Stern qua đời năm 1935, tranh bị thất lạc và được phát hiện cách đây gần 10 năm tại Bảo tàng Van Abbemuseum ở Eindhoven, Hà Lan.
Wassily Kandinsky (1866 -1944) là một họa sĩ và nhà lý luận nghệ thuật người Nga. Ông khởi xướng cho hội họa trừu tượng năm 1910, là bước đệm cho Trường phái biểu hiện và Nghệ thuật trừu tượng, được coi là ''cây đại thụ'' trong làng nghệ thuật. Trong các bức vẽ, họa sĩ khai thác mối tương quan giữa màu sắc và hình thức, tạo ra trải nghiệm thẩm mỹ thu hút thị giác, âm thanh và cảm xúc của công chúng.
Đứng thứ chín là bức họa Murnau mit Kirche II (Murnau with Church II) của Wassily Kandinsky, thu về 44,8 triệu USD tại cuộc đấu giá của Sotheby's London vào tháng 3. Theo nhà đấu giá, đây là tác phẩm có mức giá cao nhất trong số tranh của tác giả.
Bức vẽ được hoàn thành năm 1910, ghi lại quang cảnh nhiều màu sắc của ngôi làng Murnau ở Đức, với những tháp chuông nhà thờ trải dài. Tranh đánh dấu sự chuyển đổi của danh họa người Nga sang hướng trừu tượng.
Bức họa từng được trưng bày ở phòng ăn của vợ chồng người Do Thái Siegbert Stern và Johanna Margarethe Stern - những nhà sáng lập của một công ty dệt may. Sau khi ông Siegbert Stern qua đời năm 1935, tranh bị thất lạc và được phát hiện cách đây gần 10 năm tại Bảo tàng Van Abbemuseum ở Eindhoven, Hà Lan.
Wassily Kandinsky (1866 -1944) là một họa sĩ và nhà lý luận nghệ thuật người Nga. Ông khởi xướng cho hội họa trừu tượng năm 1910, là bước đệm cho Trường phái biểu hiện và Nghệ thuật trừu tượng, được coi là ''cây đại thụ'' trong làng nghệ thuật. Trong các bức vẽ, họa sĩ khai thác mối tương quan giữa màu sắc và hình thức, tạo ra trải nghiệm thẩm mỹ thu hút thị giác, âm thanh và cảm xúc của công chúng.
Les Flamants (Chim hồng hạc) - sáng tác của Henri Rousseau - đứng thứ 10 trong số tranh giá cao nhất năm nay, qua thống kê của trang Artsy. Tác phẩm được Christie's New York gõ búa 43,5 triệu USD, trong phiên 20th Century Evening Sale hôm 1/5.
Tác giả vẽ Les Flamants năm 1910, nằm trong gần 20 bức tranh rừng rậm nhiệt đới của ông. Bức vẽ thể hiện trí tưởng tượng của họa sĩ, mô tả những bông hoa khổng lồ, cao hơn hồng hạc và con người. Theo nhà đấu giá, bức họa gợi sự yên bình, tĩnh lặng, trong đó con người và động vật sống hòa hợp.
Rousseau lần đầu tập trung vào phong cảnh nhiệt đới vào năm 1891, với Surpris! (Tigre dans une tempête tropicale), hiện lưu giữ tại Phòng trưng bày Quốc gia London. Đến những năm đầu thế kỷ 20, đề tài này chiếm ưu thế trong các sáng tác của ông.
Henri Rousseau (1844-1910) sinh tại thị trấn Laval, Pháp. Theo The Value, ông là nhân viên hải quan, không học bất kỳ trường lớp nghệ thuật nào. Năm 49 tuổi, ông nghỉ hưu sớm và dành toàn bộ thời gian cho vẽ. Rousseau chuyển đến một xưởng ở Montparnasse, sau đó tự học sáng tác, nghĩ ra những phương pháp sáng tạo riêng. "Một mình và không có bất kỳ thầy giáo nào ngoài thiên nhiên và một số lời khuyên từ Gérôme và Clément", Rousseau nói.
Les Flamants (Chim hồng hạc) - sáng tác của Henri Rousseau - đứng thứ 10 trong số tranh giá cao nhất năm nay, qua thống kê của trang Artsy. Tác phẩm được Christie's New York gõ búa 43,5 triệu USD, trong phiên 20th Century Evening Sale hôm 1/5.
Tác giả vẽ Les Flamants năm 1910, nằm trong gần 20 bức tranh rừng rậm nhiệt đới của ông. Bức vẽ thể hiện trí tưởng tượng của họa sĩ, mô tả những bông hoa khổng lồ, cao hơn hồng hạc và con người. Theo nhà đấu giá, bức họa gợi sự yên bình, tĩnh lặng, trong đó con người và động vật sống hòa hợp.
Rousseau lần đầu tập trung vào phong cảnh nhiệt đới vào năm 1891, với Surpris! (Tigre dans une tempête tropicale), hiện lưu giữ tại Phòng trưng bày Quốc gia London. Đến những năm đầu thế kỷ 20, đề tài này chiếm ưu thế trong các sáng tác của ông.
Henri Rousseau (1844-1910) sinh tại thị trấn Laval, Pháp. Theo The Value, ông là nhân viên hải quan, không học bất kỳ trường lớp nghệ thuật nào. Năm 49 tuổi, ông nghỉ hưu sớm và dành toàn bộ thời gian cho vẽ. Rousseau chuyển đến một xưởng ở Montparnasse, sau đó tự học sáng tác, nghĩ ra những phương pháp sáng tạo riêng. "Một mình và không có bất kỳ thầy giáo nào ngoài thiên nhiên và một số lời khuyên từ Gérôme và Clément", Rousseau nói.
Phương Linh
Ảnh: Sotheby's, Christie's