Ngoài khán giả mộ điệu muốn dành tình cảm tiễn biệt nghệ sĩ, một đội quân Youtuber chực chờ quay hình, livestream...tại đám tang nghệ sĩ hài Anh Vũ, tạo quang cảnh hỗn loạn ở nơi cần sự trang nghiêm, nhiều độc giả có ý kiến:
Lên án thì họ vẫn bất chấp để livestream để kiếm tiền.
Bây giờ ai đăng ký các kênh đó hãy bỏ đăng ký, ai theo dõi các page bỏ theo dõi, ai like rồi bỏ like và comment lại lý do bỏ. Ai cũng làm như vậy, lượng đăng ký, theo dõi giảm, view giảm, tiền giảm thì họ mới thay đổi được. Youtuber làm bất chấp để kiếm tiền thì phải chọc thẳng vào túi tiền chứ lên án hoài không tác dụng
Các kênh mạng xã hội tồn tại được cũng nhờ lượng người xem (quan tâm). Nhưng những thông tin trên các kênh mạng ấy đối với người xem sẽ có sự sàng lọc nhất định. Điều gì phản cảm, không phù hợp cuộc sống ắt sẽ bị đào thải.
Chúng ta phải chấp nhận cái quy luật đó thôi. Xã hội hóa là vậy luôn tồn tại hai mặt. Ở đây không liên quan gì đến nền giáo dục đừng gán ghép, suy luận và phản ứng thiếu tích cực.
Hiện tượng này không phải do internet hay những điều khác. Chủ yếu là kỷ luật, kỷ cương, lòng tự trọng đã không được thực thi, duy trì cũng như quan tâm đúng mức. Họ làm những điều tồi tệ vậy nhưng không bị xử lý gì, thế nên cứ thả cửa thôi. Khi nào pháp luật quan tâm xử lý thì sẽ dẹp thôi.
Guest
Tôi tâm đắc với một bạn đã dùng từ "côn đồ mạng" để chỉ những người này. Mà đã là côn đồ thì phải trị mới được. Nên chăng có quy định siết chặt chỉ cho phóng viên đăng ký trước được tác nghiệp.
Bây giờ có chuyện gì là đám Youtuber nhao vào như đám kền kền. Cần phải có chế tài như ở châu Âu, quay chưa xin phép là bị phạt rất nặng vì xâm phạm đời tư.
Việc ấy xảy ra thường xuyên, bất cứ đám tang nghệ sĩ nào cũng vậy. Đám người lăm lăm máy ảnh, smartphone trên tay nhằm chụp lấy những giây đau xót của gia quyến người chết rồi dùng nó kiếm tiền cho bản thân.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.