Là một người dân thành phố, sống tại quận 10, hàng ngày phải bỏ ra gần ba giờ để đi từ nhà đến chỗ làm, tôi khẳng định: Một trong những nguyên nhân làm chậm sự phát triển của thành phố trong những năm qua đó là nạn kẹt xe.
Tôi xin liệt kê ra đây những hậu quả của việc xe máy, môtô quá đông trong thành phố:
Trước hết, thiệt hại về mặt kinh tế:
- Số lượng phương tiện đông dẫn đến tốc độ lưu thông chậm, dẫn đến lượng hao tốn nhiên liệu gia tăng. Đẩy nhập siêu nhiên liệu tăng lãng phí ngoại tệ.
-Tiêu tốn nhiều thời gian của người tham gia giao thông, tăng thời gian di chuyển, giảm thời gian làm việc, gia tăng tâm lý mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc.
- Nhiệt độ từ động cơ xe máy, môtô tỏa ra môi trường làm nhiệt độ môi trường tăng dẫn đến người dân phải sử dụng nhiều thiết bị làm mát, làm gia tăng việc sử dụng điện, gây gia tăng chi phí sử dụng điện, quá tải nguồn điện.
>> Cấm xe máy khi Sài Gòn, Hà Nội nhiều chung cư cao tầng là hợp lý?
>> 'Cấm xe máy - Hà Nội và TP HCM cần làm ngay'
- Khí thải, tiếng ồn từ động cơ xe thải ra làm ô nhiễm môi trường làm cho người dân sống ở thành phố mắc nhiều loại bệnh, làm cho chi phí khám chữa bệnh tăng, các bệnh viện quá tải, phải đầu tư ngày càng nhiều cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ quá tải....
- Mỗi xe máy, môtô có sức chuyên chở khoảng hai người lớn và một trẻ em dưới 6 tuổi nhưng trên thực tế hầu hết xe chỉ đi một người, chiếm diện tích giao thông cao nhưng số lượng người di chuyển thấp, sử dụng không hiệu quả diện tích giao thông ngược lại thiệt hại do phương tiện gây ra không đổi.
- Mật độ phương tiện cao, nguy cơ rủi ro do tai nạn giao thông xảy ra cao, đẩy thiệt hại về người và phương tiện cũng như công trình giao thông lên cao.
- Đòi hỏi phải có chỗ để xe nên dẫn đến phải lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ đăc biệt là mặt tiền đường lớn, dẫn đến lãng phí không gian và làm mất mỹ quan đường phố.
- Cần phải huy động một lực lượng lớn cảnh sát giao thông, thanh niên xung phong để điều khiển giao thông đặc biệt là vào những giờ cao điểm dẫn đến tăng áp lực chi phí cho ngân sách nhà nước.
- Tăng chi phí đầu tư cho phân luồng giao thông dẫn đến tăng chi phí cho ngân sách nhà nước
- Số vụ tai nạn giao thông tăng, số người chết và bị thương tăng làm gia tăng chi phí cứu chữa và để lại môt hậu quả rất lớn từ di chứng tai nạn.
- Tăng chi phí sửa chữa công trình giao thông, phương tiện giao thông......
- Việc vận chuyển hàng hóa lưu thông chậm dẫn đến những thiệt hại về mặt chất lượng hàng hóa cũng như thời gian, phương tiện...
>> 'Cấm xe máy ở Hà Nội, Sài Gòn là giải pháp đột phá'
>> Hà Nội, Sài Gòn cấm xe máy sẽ hết tắc đường?
Thiệt hại về mặt tinh thần:
- Tâm lý của người tham gia giao thông luôn căng thẳng, dễ nổi nóng, bất an.
- Người tham gia giao thông có tâm lý luôn mệt mỏi.
- Các bậc cha mẹ không dám cho con tự đi học do lo ngại con bị tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng sức khỏe nên không yên tâm làm việc.
- Tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng xe máy cướp giật trên đường phố gây mất an ninh trật tự và gây tâm lý hoang mang lo sợ.
- Một bộ phận người tham gia giao thông có ý thức kém là nguyên nhân dẫn đến tai nạn và kẹt xe làm cho số đông người tham gia giao thông bức xúc.
Thiệt hại về mặt môi trường
Làm giảm mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường do khí thải, do nhiệt độ, do tiếng ồn...
Nếu phát triển phương tiện công cộng, ví dụ xe buýt, thì sẽ có rất nhiều lợi ích như sau:
Về mặt kinh tế:
Một xe chở được từ 30 đến 60 người chiếm diện tích giao thông dưới 20m2 trong khi với diện tích 20m2 chỉ đủ cho khoảng 7 xe máy, môtô lưu thông.
Giảm xuất tiêu hao nhiên liệu. Hành khách được ngồi trong máy lạnh, đảm bảo sức khỏe. Giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, giảm thiệt hại về người và tài sản, công trình giao thông. Giảm lãng phí về thời gian, tiền bạc. Làm đẹp mỹ quan thành phố, tạo ra một thành phố hiện đại, lịch sự, văn minh.
Tạo thói quen đi bộ cho người dân, tốt cho sức khỏe, tiết kiệm được rất nhiều chi phí...và nhiều lợi ích khác về mặt tinh thần và môi trường.
>> Nhà trong hẻm sâu, làm sao cấp cứu đi viện nếu cấm xe máy?
>> TP HCM thu phí ôtô vào trung tâm, kẹt xe có giảm?
Từ những phân tích trên tôi ủng hộ chủ trương cấm phương tiện cá nhân là mô tô, xe máy vào trung tâm thành phố càng sớm càng tốt.
Nhưng tôi xin đề xuất lộ trình thực hiện như sau:
Trước mắt ngay lập tức phải hạn chế phương tiện cá nhân được mang từ các tỉnh vào thành phố bằng cách: thu phí của các phương tiện này. Vì trên thực tế lượng phương tiện môtô, xe máy từ các tỉnh mang vào thành phố rất nhiều, rồi từ từ cấm dần sau đó cấm dần các phương tiện cá nhân của người dân thành phố...
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.