Trước việc nghiên cứu nghiên cứu bổ sung quy định quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ, độc giả Oanh Nguyen cho rằng sinh viên làm thêm không hẳn vì khó khăn: Sinh viên chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ nên rất nhiều trường hợp bỏ cả việc học và xem việc làm thêm như sự nghiệp tương lai. Đa phần không phải do quá nghèo tới nỗi không thể đi học mà do mất phương hướng bản thân. Còn việc gần đây nhiều sinh viên bỏ học đi chạy Grab thì đúng là có cái nhìn ngắn hạn.
Độc giả có nickname hungkb2504 cho hay: Thực trạng không ít sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tham gia chạy xe ôm công nghệ, rồi vay tiền mua xe, mua điện thoại, rồi cày cuốc trả nợ, mãi mê đến quên luôn nhiệm vụ chính của mình là học, cuối cùng thành xe ôm chuyên nghiệp luôn.
>> Tôi bị 'bom' 15 ly trà sữa giá 1,2 triệu đồng
Trong khi đó, nhiều độc giả cho rằng trường đại học nên quản lý chất lượng đầu ra của sinh viên thay vì thắt chặt làm thêm.
Độc giả Thanh danh khuyên: Nhờ công nghệ phát triển nên sinh viên bây giờ tìm việc làm thêm dễ hơn. Chạy xe ôm công nghệ chỉ nên là công việc tức thời của sinh viên, nếu ham nhiều quá thì sẽ ảnh hưởng đến việc học rất nhiều. Sau này sẽ ảnh hưởng đến việc học hành và nguồn nhân lực trí tuệ cũng ảnh hưởng không kém.
Để quản lý thời gian làm của sinh viên thì tôi thấy hơi khó. Nhà trường khó có thể quản lý, có quản lý đi nữa thì họ vẫn buộc làm chui thôi. Thay vào đó, nhà trường cứ kiểm soát chặt chất lượng giảng dạy, sinh viên sẽ tự điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu ra trường.
Độc giả nickname Heiniken: Không đủ tiền chi tiêu, đóng học phí mới đi chạy xe ôm công nghệ. Quản lý được thì hay nhưng cũng không dễ và cũng không khuyến khích được việc học nếu sinh viên lười.
Sinh viên tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm tiền, còn những người xưa kia khi không làm xe ôm thì họ làm việc khác, sẽ tạo của cải cho xã hội. Không chạy xe ôm thì nhiều em xem phim, cà phê, học... chỉ là một lựa chọn trong việc phân bổ thời gian hàng ngày.
Hiện tại đi học đại học ra quá nhiều, lương thấp. Tỷ lệ trình độ tốt có công việc phân khúc chất lượng cao không nhiều. Quy luật cung cầu và tự thay đổi. Nhà trường nên làm tốt công việc kiểm soát chất lượng, chuẩn đầu ra thì hơn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.