Bàn về chiều cao của người Việt, nhiều độc giả chia sẻ:
Chiều cao thấp là do gen di truyền : do cha mẹ thấp, ít vận động, dinh dưỡng kém, lại bia rượu thuốc lá... con cái sẽ thấp
Thấp do dinh dưỡng: ăn uống nghèo nàn, giàu lượng, thiếu chất dẫn đến béo phì. Lại còn đồ ăn nhanh, nước ngọt, ăn lắm muối, ít rau xanh, cá, sữa...
Thấp do lười vận động, và không có chỗ vận động. Ngày học tám tiếng về nhà học thêm, bài tập. Chơi bời trong nhà cũng ngồi gần 10-14 tiếng. Sân chơi thiếu, cộng với thể trạng béo là lười vận động.
Chiều cao được quyết định bởi nhiều yếu tố: gen, dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt. Gen thì mình không can thiệp được nhưng ba cái còn lại làm càng tốt thì càng cao.
Ví dụ như ba mẹ thấp, sinh con có gen thấp. Nhưng hai yếu tố còn lại tốt nên đứa con này sẽ cao hơn bố mẹ từ đó thay đổi gen và truyền lại cho đứa cháu thì sẽ cao như bố mẹ chúng. Từ từ như vậy thì giống nòi sẽ phát triển thôi.
Nghĩ thấy thương mấy đứa nhỏ, suốt ngày cứ học và học không có thời gian vui chơi, vận động. Nội sáng sớm đi học thấy vác cái ba lô toàn tập và sách là thấy mệt rồi.
Thời gian học cấp 2 là thời điểm của tuổi dậy thì mà ngày nào cũng phải vác cặp sách nặng như thế thì chiều cao của trẻ làm sao có thể phát triển tối đa được. Cần xem lại vấn đề này để trẻ (nhất là những em đang học cấp 2, cấp 3) có nhiều thời gian hoạt động thể thao, góp phần làm tăng chiều cao của người Việt trong tương lai.
Tôi xem tài liệu ghi chép của các nhà du hành phương tay ngày xưa về An Nam (Sĩ quan Pháp, nhà truyền giáo, thương buôn....) ghi nhận rằng: người An Nam trung bình cao hơn người Nhật và các nước Đông Nam Á khác (Xiêm, Ailao, Khmer, Miến Điện, Nam đảo); cao hơn so với người miền Nam Trung Quốc một ít và thấp hơn người miền Bắc Trung Quốc. Người An Nam chế độ ăn uống tốt hơn, đa dạng hơn Đông Nam Á nói chung.
Người Nhật ý thức rằng họ rất thấp, ít cá nhân cao lớn, không đại diện cho dân tộc. Sau đệ nhị Thế chiến, Nhật có chương trình sữa học đường bắt buộc, miễn phí và chương trình thể thao học đường nghiêm túc dù rất khó khăn. Suốt hơn 20 năm ròng rã, chiều cao bình quân của họ mới bắt đầu cải thiện từ từ (Tôi nhấn mạnh là bình quân nhé).
Khi làm chung với người Nhật ở công trường, tôi thấy kỹ sư Nhật uống sữa không đường thay nước lọc, chế độ ăn nhiều thịt bò và rất nhiều trứng. Họ ăn sáng đầy đủ như một thói quen, rất ưa vận động như tập thể dục và đi bộ. Đa phần kỹ sư Nhật cao to không kém người Châu Âu.
Hiện nay chiều cao trung bình của thanh niên Nhật 172cm. Để cải thiện chiều cao đó người Nhật chủ yếu tăng cường dinh dưỡng và hoạt động thể dục, thể thao cho người dân. Gen không thay đổi ngay được, vậy chỉ có dinh dưỡng và thể dục thể thao sẽ mang lại chiều cao. Tôi nhận thấy người Việt dành thời gian, tiền bạc cho nhậu nhẹt nhiều hơn cho thể dục thể thao nên chưa tạo được ra các thế hệ khỏe mạnh.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.