Dân số Việt Nam cán mốc 96 triệu người vào ngày 1/4 năm nay và có xu hướng tăng chậm hơn giai đoạn trước, nhiều độc giả có ý kiến:
Lần trước thấy báo cáo dân số đứng thứ 13 thế giới, nay đứng thứ 15 thế giới như vậy tỷ lệ sinh đã giảm. Điều đó có nghĩa là người dân đã có tư tưởng hạn chế sinh con để tăng chất lượng cuộc sống, tăng chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ.
Nếu không kiểm soát giá nhà ở, tốc độ gia tăng dân số của nước ta sẽ giảm và sẽ không còn đứng vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á như hiện tại.
Vì khi chỉ có một miếng đất trong khi giá cả vật chất leo thang, chi phí học hành lớn thì sẽ ít người dám sinh con. Nếu không kiểm soát được giá đất và chi phí sinh hoạt thì dần dân số sẽ già đi gây ra hệ lụy lớn cho nền kinh tế.
Kiểm soát giá đất tốt mới thúc đẩy sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế quốc gia. Chúng ta có thể rơi vào cảnh chưa giàu mà đã già.
1. Nên kế hoạch hóa dân số so với nhu cầu cuộc sống, xã hội. Tránh nạn thất nghiệp quá tải về đời sống, học hành, nhu cầu tốt trong tương lai.
2. Cần cân bằng, bố trí khu công nghiệp nhà máy, di dân dàn đều trong cả nước. Tránh hai thành phố lớn bị quá tải. Hiện nay di chuyển trong thành phố là cực hình, khói bụi, kẹt xe, rất nhiều hệ lụy. Lượng người tập trung vào thành phố tìm cuộc sống quá cao, đáng báo động.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.