Sau bài viết Dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên xây dựng dở dang gần 10 năm, nhiều độc giả cho rằng cần xem đây là bài học cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 58 tỷ USD:
Tuyến đường sắt dài 130km, tốc độ chạy 130km/h, vốn 7600 tỉ, khởi công từ 2005 đến nay đã 14 năm chưa hoàn thành được 10% do thiếu vốn. Dự án xây đường sắt tốc độ cao tận 58 tỉ đô la thì nên nhìn vào bài học này.
Theo tôi chúng ta phải xem xét điều kiện của đất nước mà chọn phương án phù hợp chứ đừng chạy theo các nước khác, để rồi làm không tới nơi lại gánh hậu quả nặng nề. Phương án làm đường sắt khổ lớn 200km/h cho tàu khách và dùng đường sắt cũ để chở hàng là hợp lý và cũng đã là quá sức rồi không nên nhảy quá xa.
Từ khổ đường sắt đấy sau này có thể nâng cấp tốc độ nếu có điều kiện. Với tốc độ 350km/h thì ngay cả khi làm được cũng kéo theo nhiều cái xung quanh không theo kịp như an toàn giao thông với đường bộ, với dân cư, chúng ta đã có đủ khả năng kiểm soát chưa?
Nếu không có đột phá về quản lý thì tuyến cao tốc Bắc- Nam sẽ mất 100 năm mà không hoàn thành. Có hoàn thành cũng thua lỗ không khác gì ngành đường sắt hiện nay. Phát triển ngành đường sắt theo mô hình hàng không, vừa tốn ít kinh phí đầu tư lại hiệu quả trong vận hành.
Đúng là đường sắt của ta giờ hoạt động quá kém. Các tuyến đã cũ, đường ray, tàu xuống cấp khách đi ít. Họ đi ôtô cho nhanh, đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh chỉ để đi buôn.
Bây giờ đòi đầu tư hơn 58 tỷ USD, tàu chạy 300 km/h, giá cao dân ít tiền họ không đi, dự án kéo dài có khả thi không?
Theo như các nước thì tuyến đường sắt phải là riêng biệt, không bị động vật, cây cối, các phương tiên tham gia giao thông đi cắt ngang. Như vậy, sẽ rất tốn kém, cần nghiên cứu tuyến nào, đoạn nào có hiệu quả nhất.
Trong khi các nước bắt đầu triển khai loại tàu chạy trong ống với tốc độ cực cao, phương tiện không người lái sử dụng trí tuệ thông minh, tính toán hiệu quả, lưu lượng, khối lượng vận chuyển theo từng thời điểm trong ngày, theo mùa, theo đặc điểm vùng miền, tạo ra các hệ thống module linh hoạt, sử dụng các loại nhiên liệu tái tạo nhưng Việt Nam vẫn bảo tồn truyền thống đường sắt khổ hẹp từ thời Pháp.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết tại đây.