Thứ nhất, với vận tải hành khách, hiệu quả thấp là do các yếu tố khai thác và dịch vụ của ngành đường sắt. Tốc độ tàu hiện nay tương đương xe tốc hành, an toàn hơn nhưng tại sao người dân vẫn chọn đường bộ? Đó là vì giá vé - chính sách một mức giá không tối ưu năng lực khai thác. Tại sao không vận hành như vé máy bay linh hoạt để thu hút khách, tối đa hiệu quả.
Hãy phân tích tỉ lệ lấp đầy của đường sắt mà hiệu chỉnh. Tương tự là các dịch vụ ăn uống, vệ sinh... trên tàu. Hãy suy nghĩ cách khai thác hiệu quả. Tàu 350 km/h mà tư duy khai thác như hiện nay thì cũng vậy mà thôi. Hãy thay đổi bắt đầu từ con người.
Thứ hai, với vận tải hàng hóa, mọi người hãy kiểm tra tính tiện lợi của hệ thống vận tải hàng hóa của đường sắt: kết nối hạ tầng giao thông của ga tàu đã đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa hay chưa? Năng lực phục vụ của các ga cho việc vận tải hàng khối lượng lớn đã tốt hay chưa? Cả nước có bao nhiêu ga kết nối đươc với hệ thống vận tải tải trọng lớn: vùng nguyên liệu, ga tàu, cảng biển, vùng tiêu thụ...?
Hãy bắt đầu tập trung cải thiện nâng cấp để khai thác vận tải hàng ở một số tuyến chính, có nhu cầu cao thay vì toàn tuyến như hiện nay. Khi nào vận hành hiệu quả thì mở rộng về số lượng địa bàn áp dụng. Đã đến lúc ngành đường sắt phải tự thân vận động thay vì kêu gọi đầu tư ngân sách mà chưa biết hiệu quả thế nào.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây, hoặc về bandoc@vnexpress.net.
'Phát triển giao thông không thể dựa vào một đường sắt cao tốc'